Với đề tài quả cầu chữa cháy, ba em Hoàng Trọng Thanh Tùng, Đỗ Kỳ Minh Triết, Trần Ngọc Nhật Huyền - học sinh lớp 12 Trường Quốc học (Huế) vừa vượt qua 96 đề tài để giành giải nhất cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cấp THPT.
Các em còn được nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT, quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec).
Người chữa cháy sẽ hạn chế được nguy hiểm (vì đứng cách xa đám cháy để dập lửa) khi sử dụng quả cầu chữa cháy
Em Trần Ngọc Nhật Huyền chia sẻ: “Ý tưởng làm quả cầu chữa cháy xuất phát từ một lần quan sát người dân bị bỏng trong lúc chữa cháy. Khi tìm hiểu, chúng em phát hiện bình chữa cháy có nhiều điểm hạn chế như quá nặng, vòi ngắn nên khoảng cách giữa đám cháy và người chữa cháy rất gần, dễ gây nguy hiểm cho người chữa cháy. Quả cầu chữa cháy của chúng em khắc phục được những hạn chế của bình chữa cháy và giá thành chưa tới 300.000 đồng, chỉ bằng một nửa giá của bình chữa cháy (600.000-700.000 đồng), lại có thể sử dụng nhiều lần”.
Các em còn được nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT, quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec).
Người chữa cháy sẽ hạn chế được nguy hiểm (vì đứng cách xa đám cháy để dập lửa) khi sử dụng quả cầu chữa cháy
Em Trần Ngọc Nhật Huyền chia sẻ: “Ý tưởng làm quả cầu chữa cháy xuất phát từ một lần quan sát người dân bị bỏng trong lúc chữa cháy. Khi tìm hiểu, chúng em phát hiện bình chữa cháy có nhiều điểm hạn chế như quá nặng, vòi ngắn nên khoảng cách giữa đám cháy và người chữa cháy rất gần, dễ gây nguy hiểm cho người chữa cháy. Quả cầu chữa cháy của chúng em khắc phục được những hạn chế của bình chữa cháy và giá thành chưa tới 300.000 đồng, chỉ bằng một nửa giá của bình chữa cháy (600.000-700.000 đồng), lại có thể sử dụng nhiều lần”.
Nguồn: Pháp luật