Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Trợ giáo

Trợ giáo
Thành viên xuất sắc
Thành viên xuất sắc
Với Đàm Hồng Loan, cô nữ sinh diện trang phục váy rau tại khu vực hồ Gươm, việc ăn chay bên cạnh ý nghĩa tâm linh của nhiều người Việt còn mang ý nghĩa bảo vệ môi trường…

Vào chiều ngày 15/8/2012, những người qua đường quanh khu vực hồ Gươm bất ngờ được chứng kiến hình ảnh một cô gái trong trang phục phủ kín rau diếp đồng thời giương tấm biển cổ động vì môi trường.

Theo đó, hoạt động độc đáo này bắt đầu vào khoảng 14h30 tại bờ hồ Hoàn Kiếm khi ekip thực hiện mang gần 10 kg rau diếp và cải xanh ra tách riêng từng lá. Sau đó, các tình nguyện viên dùng băng dính hai mặt quấn quanh người mẫu rồi đính rau xanh lên.

Nữ sinh mặc váy rau bên hồ Gươm: Ăn chay 1 lần/tuần Anchay0408123-21abf
Trang phục rau độc đáo nhằm cổ động vì môi trường của Hồng Loan và ekip.

Để có một chiếc váy rau xanh cùng vòng đeo ớt đỏ, cả ekip mất gần một giờ đồng hồ để có thể hoàn tất sản phẩm độc đáo này.

Và trang phục có phần lạ lùng cùng tấm biển kêu gọi bảo vệ môi trường trên tay cô gái đã thu hút sự chú ý của nhiều người qua đường và không ít người đã dừng lại để chụp ảnh lưu niệm với “người mẫu rau xanh”.

Điều đáng chú ý, người mẫu tình nguyện diện trang phục rau xanh là bạn gái xinh đẹp và vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường, tên là Đàm Hồng Loan. Hiện Loan đang là SV năm thứ 4 Học viện Tài chính (Hà Nội).


Nữ sinh mặc váy rau bên hồ Gươm: Ăn chay 1 lần/tuần Anchay0408124-21abf
Không ít người dừng lại để ghi lại hình ảnh về cô gái trong trang phục độc đáo này.

Sau khi hoàn tất việc cổ động vì môi trường tại khu vực hồ Gươm, Hồng Loan đã có những chia sẻ với PV Dân trí về hoạt động này của mình và ekip.

Em và các bạn muốn truyền tải thông điệp gì với hình thức cổ động này?

Chiếc váy rau này là một cách để truyền tải thông điệp tới mọi người. Đó là hãy ăn chay và bảo vệ môi trường, hành tinh chúng ta.

Em thấy rất thú vị khi được làm người mẫu mặc váy rau này. Theo tìm hiểu thông tin trên mạng của em, một vài nước trên thế giới đã có hình thức cổ động này rồi nhưng ở Hà Nội là lần đầu tiên. (Trước Loan, một nhóm bạn trẻ tại Đà Lạt cũng tuyên truyền bằng váy rau tương tự - PV)

Và anh cũng thấy rất nhiều người dừng lại xem chiếc váy rau này, tò mò muốn biết đây là sự kiện gì. Và với thông điệp bằng hai thứ tiếng Anh - Việt, em hy vọng người dân thủ đô sẽ chú trọng tới ăn chay nhiều hơn qua đó góp phần bảo vệ môi trường.

Bản thân Loan có phải người ăn chay?

Bình thường em ăn chay 1 lần/tuần. Và trước khi đi làm người mẫu váy rau này, em cũng đã ăn chay.


Nữ sinh mặc váy rau bên hồ Gươm: Ăn chay 1 lần/tuần Anchay0408125-21abf

Nhiều người Việt Nam cũng đã bắt đầu ăn chay nhưng chủ yếu vào những ngày Rằm và mang ý nghĩa tâm linh nhiều hơn là vì môi trường, Loan nghĩ sao về vấn đề này?

Đó bởi vì văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa tới nay nhưng em nghĩ thông qua các hình thức cổ động giới thiệu, mọi người sẽ có ý thức hơn. Bản thân em cũng nhận thức được rằng việc ăn chay là rất tốt dù không phải chuyện ngày một ngày hai thay đổi thói quen của mọi người.

Không phải lúc nào em cũng diện trang phục váy rau này để tuyên truyền, vậy khi đó em sẽ làm thế nào để kêu gọi mọi người về bảo vệ môi trường?

Em hy vọng việc cổ động này sẽ được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin và em sẽ sử dụng những bài viết, hình ảnh để giới thiệu tới bạn bè, người thân và mọi người xung quanh.


Nữ sinh mặc váy rau bên hồ Gươm: Ăn chay 1 lần/tuần Anchay0408122-21abf

Với những người không tiếp cận nhiều với mạng xã hội hay internet, Loan sẽ chuyển tải thông điệp môi trường ra sao?

Như em đã chia sẻ, em sẽ cố gắng tiếp cận với nhiều người để chia sẻ với họ rằng, bây giờ ăn chay không chỉ còn là vấn đề tâm linh mà còn rất tốt cho sức khỏe bản thân cũng như cho môi trường.

Bên cạnh hoạt động tuyên truyền này, em có tham gia các hoạt động tình nguyện nào khác không?

Dạ có, em từng tham gia tiếp sức mùa thi tại trường. Sau hoạt động tuyên truyền này, dù chưa có kế hoạch kêu gọi nào khác nhưng em hy vọng sẽ tham gia nhiều chương trình tình nguyện hoặc xã hội khác nữa.

Cảm ơn Loan về cuộc trò chuyện này.

Nguồn dantri.com.vn

KHCN

KHCN
Thành viên xuất sắc
Thành viên xuất sắc
Nữ sinh mặc váy rau bên hồ Gươm: Ăn chay 1 lần/tuần Histor10
Con bò với cánh đồng khô cằn (Logan, Kansas) vì chịu ảnh hưởng của đợt hạn hán nặng nề nhất trong lịch sử nước Mỹ

Các nhà nghiên cứu khoa học vừa cảnh báo rằng đến năm 2050 khi dân số đạt khoảng 9 tỷ người thì tất cả sẽ buộc phải chuyển sang chế độ ăn chay để giải quyết vấn đề khủng hoảng lương thực mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ tình trạng khan hiếm nguồn nước. Dự đoán được đưa ra sau cuộc họp thường niên của Liên Hiệp Quốc về vấn đề cung ứng nước toàn cầu vừa diễn ra tại Stockholm (Thụy Điển) - Hội nghị quy tụ khoảng 2500 quan chức, các nhà nghiên cứu khoa học, tổ chức phi chính phủ đến từ 120 quốc gia cũng đã cùng nhau đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng đói nghèo cũng như tìm cách đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu trong tương lai.

Theo giới phân tích, vào khoảng năm 2050 (dân số 9 tỷ người) thì tình trạng thiếu nước dành cho các hoạt động sản xuất lương thực sẽ xảy ra nếu khẩu phần ăn hằng ngày của các quốc gia phương Tây không sớm được thay đổi. Tình hình trên sẽ được khắc phục khi thực đơn bữa ăn có nguồn gốc từ động vật chỉ giới hạn xuống còn 5% trên tổng lượng calo. Ngoài ra, các quốc gia đang đối mặt với vấn đề khủng hoảng nước cần phải nhận được sự hỗ trợ từ các thị trường kinh doanh thực phẩm bình ổn giá. Tuy vậy với việc thực phẩm giàu protein sản xuất từ lương thực tiết kiệm lượng nước từ 5 – 10 lần so với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, đi kèm với tình hình thời tiết toàn cầu đang diễn biến ngày một xấu đi thì ăn chay mới chính là giải pháp tối ưu cho tình trạng trên.

Tổ chức Oxfam còn dự đoán thế giới sắp phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu lần thứ 2 trong vòng 5 năm khi mà giá cả các mặt hàng chủ lực như ngô và lúa mì đã tăng 50% kể từ tháng 6 bởi đợt hạn hán nghiêm trọng đang diễn ra ở Mỹ, Nga và một số quốc gia châu Á. Đợt tăng giá này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia đang phát triển tại Châu Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, Trung Đông (sống chủ yếu dựa vào nguồn lương thực nhập khẩu). Theo thống kê thì hiện đang có hơn 18 triệu người tại khu vực Shahel (Châu Phi) đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Liên Hợp Quốc còn cho biết trong tương lai, cung ứng nước toàn cầu sẽ trở thành vấn đề bức bách khi dự kiến đến năm 2050 thì con người sẽ cần nhiều nước hơn cho hoạt động sản xuất lương thực (sản lượng tăng 70%), lượng nước cho nhu cầu sinh hoạt hằng này cũng sẽ tăng 60% (trong vòng 30 năm tới), chưa kể nguồn nước phục vụ sản xuất điện tiêu dùng cho khoản thêm 1,3 tỷ người.

Trước mắt, Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) đang đề xuất cung cấp máy bơm nước cho nông dân các quốc gia cận Shahara và Nam Á nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sử dụng lương thực tại đây.

Được biết hiện 20% hàm lượng protein mà con người hấp thụ có nguồn gốc từ các sản phẩm liên quan đến động vật và khoảng 1/3 diện tích đất canh tác trên toàn thế giới được dành để sản xuất lương thực nuôi động vật.

Nguồn Guardian

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Nữ sinh mặc váy rau bên hồ Gươm: Ăn chay 1 lần/tuần Flags_1