Các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu European Bioinformatics Institute vừa đạt được một thành tựu mới trong lưu trữ thông tin khi có thể lưu đến 2,2 Petabyte (tương đương hơn 2,2 triệu GB) dữ liệu vào một chuỗi DNA nhân tạo có cân nặng chỉ 1 gram. Và đáng khen hơn nữa là họ cũng có thể trích xuất lại toàn bộ số lượng dữ liệu đó với độ chính xác đạt 100%, mở ra một tiềm năng mới trong việc lưu trữ thông tin của con người.
Trong thử nghiệm, người ta đã nén bài diễn thuyết "I have a dream" năm 1963 của Martin Luther King dưới định dạng MP3 và 154 bài thơ Sonnet của Shakespeare, tất cả được lưu trữ trong một chuỗi DNA. Gói dữ liệu này không nặng tới 2,2 Petabyte nhưng khi nhân lên theo cấp số nhân cho đủ 1 gram DNA thì dung lượng của gói thông tin này sẽ tương đương với con số đó. Để đạt được mật độ lưu trữ thông tin cao như vậy, người ta phải dùng đến toàn bộ 4 thành phần Nucleotide của DNA là A, T, C và G. Đặc biệt, họ còn có thể áp dụng cơ chế sửa lỗi trong chuỗi các phân tử phức tạp để đạt được khả năng phục hồi lại toàn bộ thông tin trong DNA với độ chính xác đạt 100%.
Tuy nhiên chi phí để làm ra một chuỗi DNA nhân tạo như vậy để lưu trữ thông tin còn rất đắt đỏ nên muốn nó trở nên phổ biến cần phải có một thời gian dài.
Trong thử nghiệm, người ta đã nén bài diễn thuyết "I have a dream" năm 1963 của Martin Luther King dưới định dạng MP3 và 154 bài thơ Sonnet của Shakespeare, tất cả được lưu trữ trong một chuỗi DNA. Gói dữ liệu này không nặng tới 2,2 Petabyte nhưng khi nhân lên theo cấp số nhân cho đủ 1 gram DNA thì dung lượng của gói thông tin này sẽ tương đương với con số đó. Để đạt được mật độ lưu trữ thông tin cao như vậy, người ta phải dùng đến toàn bộ 4 thành phần Nucleotide của DNA là A, T, C và G. Đặc biệt, họ còn có thể áp dụng cơ chế sửa lỗi trong chuỗi các phân tử phức tạp để đạt được khả năng phục hồi lại toàn bộ thông tin trong DNA với độ chính xác đạt 100%.
Tuy nhiên chi phí để làm ra một chuỗi DNA nhân tạo như vậy để lưu trữ thông tin còn rất đắt đỏ nên muốn nó trở nên phổ biến cần phải có một thời gian dài.
Nguồn: Gizmodo