Các nhà sinh vật học Đức và Nga vừa công bố phát hiện loài thằn lằn mới có màu sắc sặc sỡ ở các khu rừng thuộc tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.
Cận cảnh loài thằn lằn mới Calotes bachae - Ảnh: mongabay.com
Theo thông tin trên trang mongabay.com, loài thằn lằn mới có tên khoa học Calotes bachae thuộc chi thằn lằn Calotes được biết với tên gọi “những con rồng đất của rừng nhiệt đới đồng bằng”.
“Phân tích ADN cho thấy Calotes bachae là một loài mới hoàn toàn khi so sánh với họ hàng của nó được tìm thấy tại Myanmar và Thái Lan”, trích lời của Timo Hartmann - một trong những tác giả nghiên cứu loài bò sát này, làm việc tại Bảo tàng Koenig, Đức.
"Nhờ công nghệ mã vạch ADN tiện ích đã giúp chúng tôi xác định được loài thằn lằn mới này" - nhà khoa học Nga Nikolay Poyarkov, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết trên mongabay.com.
Có ít nhất 23 loài được biết đến thuộc chi thằn lằn Calotes. Loài Calotes bachae có chiều dài cơ thể khoảng 10cm. Trong mùa giao phối, con đực biết biến đổi màu sắc cơ thể sao cho thật tươi sáng như xanh da trời, xanh lá cây và vàng cam để thu hút bạn tình.
Con cái và con chưa trưởng thành có màu nâu xám. Cả con đực lẫn con cái đều có khả năng thay đổi màu sắc để hòa trộn (ngụy trang) vào môi trường xung quanh. Ví dụ vào ban đêm, Calotes bachae thường có màu nâu sậm.
Các nhà khoa học cho hay thậm chí con người có thể nhìn thấy loài thằn lằn mới Calotes bachae tại các công viên và vườn hoa ngay trung tâm TP.HCM.
“Phát hiện này cho thấy sự phong phú các loài mới trên hành tinh xanh hầu như chưa được khám phá hết”, trưởng bộ phận nghiên cứu bò sát Rödder tại Bảo tàng Koenig nói.
Tại khu vực sông Mekong, hàng trăm loài mới đã được phát hiện trong thập kỷ qua. Mới tuần trước, các nhà khoa học Úc và Việt Nam đã công bố phát hiện loài ếch bay mới tại Việt Nam.
Cận cảnh loài thằn lằn mới Calotes bachae - Ảnh: mongabay.com
Theo thông tin trên trang mongabay.com, loài thằn lằn mới có tên khoa học Calotes bachae thuộc chi thằn lằn Calotes được biết với tên gọi “những con rồng đất của rừng nhiệt đới đồng bằng”.
“Phân tích ADN cho thấy Calotes bachae là một loài mới hoàn toàn khi so sánh với họ hàng của nó được tìm thấy tại Myanmar và Thái Lan”, trích lời của Timo Hartmann - một trong những tác giả nghiên cứu loài bò sát này, làm việc tại Bảo tàng Koenig, Đức.
"Nhờ công nghệ mã vạch ADN tiện ích đã giúp chúng tôi xác định được loài thằn lằn mới này" - nhà khoa học Nga Nikolay Poyarkov, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết trên mongabay.com.
Có ít nhất 23 loài được biết đến thuộc chi thằn lằn Calotes. Loài Calotes bachae có chiều dài cơ thể khoảng 10cm. Trong mùa giao phối, con đực biết biến đổi màu sắc cơ thể sao cho thật tươi sáng như xanh da trời, xanh lá cây và vàng cam để thu hút bạn tình.
Con cái và con chưa trưởng thành có màu nâu xám. Cả con đực lẫn con cái đều có khả năng thay đổi màu sắc để hòa trộn (ngụy trang) vào môi trường xung quanh. Ví dụ vào ban đêm, Calotes bachae thường có màu nâu sậm.
Các nhà khoa học cho hay thậm chí con người có thể nhìn thấy loài thằn lằn mới Calotes bachae tại các công viên và vườn hoa ngay trung tâm TP.HCM.
“Phát hiện này cho thấy sự phong phú các loài mới trên hành tinh xanh hầu như chưa được khám phá hết”, trưởng bộ phận nghiên cứu bò sát Rödder tại Bảo tàng Koenig nói.
Tại khu vực sông Mekong, hàng trăm loài mới đã được phát hiện trong thập kỷ qua. Mới tuần trước, các nhà khoa học Úc và Việt Nam đã công bố phát hiện loài ếch bay mới tại Việt Nam.
Nguồn: Tuổi trẻ