Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Conan Edogawa

Conan Edogawa
Thành viên mới
Thành viên mới
Lưu ý:
THÌ HIỆN TẠI ĐƠN
(SIMPLE PRESENT)


I- CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI VỚI ĐỘNG TỪ “TO BE”
Đối với cấu trúc của các THÌ, ta chỉ cần quan tâm đến chủ ngữ và động từ chính, còn các thành phần khác như tân ngữ, trạng từ, … thì tùy từng câu mà có cấu trúc khác nhau.
TA CÓ: “to be” ở hiện tại có 3 dạng: am/ is/ are
1. Khẳng định:
S + is/ am/ are
-Trong đó:     S (subject): Chủ ngữ
*CHÚ Ý:
- Khi S = I + am
- Khi S = He/ She/ It + is
- Khi S = We, You, They + are
Ví dụ:
           I am a teacher. (Tôi là một giáo viên.)
           She is very young. (Cô ấy rất trẻ.)
            We are friends. (Chúng tôi là bạn bè.)
Ta thấy với chủ ngữ khác nhau động từ “to be” chia khác nhau.
2. Phủ định:
S + am/ is/ are + not
* CHÚ Ý:
- am not: không có dạng viết tắt
- is not = isn’t
- are not = aren’t
Ví dụ: I am not a good student. (Tôi không phải là một học sinh giỏi.)
She isn’t my sister. (Cô ấy không phải là chị gái của tôi.)
           They aren’t Vietnamese. (Họ không phải là người Việt Nam.)
3. Câu hỏi:
Am/ Is/ Are +  S        ?
           Trả lời:      Yes,  I + am. – Yes, he/ she/ it + is.   –   Yes, we/ you/ they + are.
                             No, I + am not . – No, he/ she/ it + isn’t. – No, we/ you/ they + aren’t.
Ví dụ: Are you a student? - Yes, I am/ No, I am not.
           Am I a bad person? - Yes, you are./ No, you aren’t.
           Is he 19 years old? - Yes, he is./ No, he isn’t.
II- CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG
1. Khẳng định:
S + V(s/es)

Trong đó:       - S (subject): Chủ ngữ
                       - V (verb): Động từ
* CHÚ Ý:
-  S = I, We, You, They, danh từ số nhiều thì ĐỘNG TỪ ở dạng NGUYÊN THỂ
- S = He, She, It, danh từ số ít thì ĐỘNG TỪ thêm “S” hoặc ES”
* Ví dụ:
- They go to work by bus every day. (Họ đi làm bằng xe buýt hàng ngày.)
Trong câu này, chủ ngữ là “They” nên động từ chính “go” ta để ở dạng NGUYÊN THỂ không chia.
           - She goes to work by bus every day.(Cô ấy đi làm bằng xe buýt hàng ngày.)
Trong câu này, chủ ngữ là “She” nên động từ chính “go” phải thêm “es”.
(Ta sẽ tìm hiểu về quy tắc thêm “S” hoặc “ES” sau động từ ở phần sau.)
2. Phủ định:

S + don’t/ doesn’t  + Vo
Ta có:  - don’t = do not
           - doesn’t = does not
CHÚ Ý:
- S = I, We, You, They, danh từ số nhiều  - Ta mượn trợ động từ “do” + not
- S = He, She, It, danh từ số ít - Ta mượn trợ động từ “does” + not
- Động từ (V) theo sau ở dạng NGUYÊN THỂ không chia.
* Ví dụ:
- We don’t go to school on Sunday. (Chúng tôi không đến trường vào ngày Chủ Nhật.)
Trong câu này, chủ ngữ là “We” nên ta mượn trợ động từ “do” + not (don’t), và động từ “go” theo sau ở dạng NGUYÊN THỂ.
- He doesn’t visit his grandparents regularly. (Anh ấy không đến thăm ông bà thường xuyên)
Trong câu này, chủ ngữ là “He” nên ta mượn trợ động từ “does” + not (doesn’t), và động từ “visit” theo sau ở dạng NGUYÊN THỂ.
3. Câu hỏi:
Do/ Does   +   S   + Vo  ?
     Trả lời:          Yes, I/we/you/they + do./ No, he/she/it + does.
                           No, he/she/it + doesn’t./ No, he/ she/ it + doesn’t.
CHÚ Ý:
- S = I, We, You, They, danh từ số nhiều  - Ta mượn trợ động từ “Do” đứng trước chủ ngữ
- S = He, She, It, danh từ số ít - Ta mượn trợ động từ “Does” đứng trước chủ ngữ
- Động từ chính trong câu ở dạng NGUYÊN THỂ
* Ví dụ:
- Do you stay with your family? (Bạn có ở cùng với gia đình không?)
- Yes, I do./ No, I don’t.(Có, tớ ở cùng với gia đình./ Không, tớ không ở cùng .)
Trong câu này, chủ ngữ là “you” nên ta mượn trợ động từ “Do” đứng trước chủ ngữ, động từ chính “stay” ở dạng nguyên thể.
- Does your father like reading books? (Bố của bạn có thích đọc sách không?)
             Yes, he does./ No, he doesn’t. (Có, ông ấy có thích đọc sách./ Không, ông ấy không thích.)
Trong câu này, chủ ngữ là “your father” (tương ứng với ngôi “he”) nên ta mượn trợ động từ “Does” đứng trước chủ ngữ, động từ chính “like” ở dạng nguyên thể.
II- CÁCH SỬ DỤNG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN
1. Diễn tả một hành động, sự việc diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại hay một thói quen.
* Ví dụ:
- I brush my teeth every day. (Tôi đánh răng hàng ngày.)
Ta thấy việc đánh răng được lặp đi lặp lại hàng ngày nên ta sẽ sử dụng thì hiện tại đơn để diễn tả. Vì chủ ngữ là “I” nên động từ “brush” ở dạng nguyên thể.
- My mother usually goes to work by motorbike. (Mẹ tôi thường đi làm bằng xe máy)
Việc đi làm bằng xe máy cũng xảy ra thường xuyên nên ta sẽ sử dụng thì hiện tại đơn. Vì chủ ngữ là “my mother” (tương ứng với “she”) nên động từ “go” thêm “es”.
2. Diễn tả một sự thật hiển nhiên, một chân lý.
* Ví dụ:
-  The sun rises in the East and sets in the West. (Mặt trời mọc đằng Đông, và lặn đằng Tây)
Đây là một sự thật hiển nhiên nên ta sử dụng thì hiện tại đơn để diễn tả. Chủ ngữ là “the sun” (số ít, tương ứng với “it”) nên động từ “rise” và “set” ta phải thêm “s”.
3. Diễn tả sự việc sẽ xảy xa theo lịch trình, thời gian biểu rõ ràng như giờ tàu, máy bay chạy.
Ví dụ:
- The train leaves at 5 pm today. (Tàu sẽ rời đi vào lúc 5h chiều ngày hôm nay.)
- The flight starts at 9 am tomorrow. (Chuyến bay sẽ bắt đầu vào lúc 9h sang ngày mai.)
Mặc dù việc “tàu rời đi” hay “Chuyến bay bắt đầu” chưa xảy ra nhưng vì nó là một lịch trình nên ta sử dụng thì hiện tại đơn. Chủ ngữ là “the train” và “the flight” (số ít, tương ứng với “it”) nên động từ “leave” và “starts” ta phải thêm “s”.
4. Diễn tả suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác.
Ví dụ:
- I think that your mother is a good person. (Tôi nghĩ rằng mẹ bạn là một người tốt.)
Động từ chính trong câu này là “think” diễn tả “suy nghĩ” nên ta sử dụng thì hiện tại đơn. Vì chủ ngữ là “I” nên động từ “think” không chia và ở dạng nguyên thể.
- She feels very tired now. (Bây giờ cô ấy cảm thấy rất mệt.)
Động từ “feel” có nghĩa là “cảm thấy” chỉ cảm giác nên ta sử dụng thì hiện tại đơn. Vì chủ ngữ là “she” nên động từ “feel” phải thêm “s”.
III- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ HIỆN TẠI ĐƠN
* Khi trong câu có các trạng từ chỉ tần suất:
- always: Luôn luôn
- usually: Thường thường
- often: Thường
- sometimes: Thinh thoảng
- rarely: Hiếm khi
- seldom: Hiếm khi
- every day/ week/ month/ year: Hàng ngày/ hàng tuần/ hàng tháng/ hàng năm
- once: Một lần (once a week: một tuần 1 lần)
- twice: Hai lần (twice a month: hai lần một tháng)
- three times: Ba lần (three times a day: 3 lần 1 ngày)
CHÚ Ý:
- Chú ý: từ “ba lần” trở lên ta sử dụng: số đếm + times
Ví dụ: She goes to the cinema four times a month. (Cô ấy đi xem phim 4 lần 1 tháng)
* Vị trí của trạng từ chỉ tuần suất trong câu:
- Các trạng từ: always, usually, often, sometimes, rarely, seldom - đứng trước động từ thường, đứng sau động từ “to be” và trợ động từ .
Ví dụ: - He rarely goes to school by bus. (Anh ta hiếm khi đi học bằng xe bus)
- She is usually at home in the evening. (Cô ấy thường ở nhà vào buổi tối.)
- I don’t often go out with my friends. (Tôi không thường đi ra ngoài với bạn bè)
IV- QUY TẮC THÊM “S” HOẶC “ES” SAU ĐỘNG TỪ
1. Thông thường ta thêm “s” vào sau các động từ.
Ví dụ:
work   - works read   - reads speak   - speaks
love    - loves see     - sees drink    - drinks
2. Những động từ tận cùng bằng: -s; -sh; -ch; -z; -x; -o ta thêm “es”.
Lưu ý câu để thêm “es” : sao sáng chòm nhìn xe ở ta
Ví dụ:
miss   - misses watch  - watches mix  - mixes
wash  - washes buzz    - buzzes go    - goes
3. Những động từ tận cùng là “y”:
+ Nếu trước “y” là một nguyên âm (a, e, i, o, u) - ta giữ nguyên “y” + “s”
Ví dụ:             play - plays               buy - buys                 pay - pays
+ Nếu trước “y” là một phụ âm - ta đổi “y” thành “i” + “es”
Ví dụ:             fly - flies                    cry - cries                  fry - fries
4. Trường hợp đặc biêt:
Ta có:             have - has
Động từ “have” khi đi với chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít sẽ không thêm “s” mà biến đổi thành “has”.
Ví dụ: They have two children. (Họ có 2 người con.)
           She has two children. (Cô ấy có 2 người con.)
V- BÀI TẬP LUYỆN TẬP VỀ THÌ HIỆN TẠI ĐƠN
Bài 1: Chia dạng đúng của động từ trong ngoặc ở thì hiện tại đơn.
1. Mary ……………..…………….. (walk) to work every day.
2. We often ……………..…………….. (be) at home on summer holiday.
3. My sister …………….. …………….. (not love) Maths.
4. My brother …………….. (study) English every night.
5. The Earth …………….. (go) around the Sun.
6. The plane …………….. (take) off at 4 pm this weekend?
7. My mother …………….. (sweep) the floor every afternoon.
8. I …………….. …………….. (not use) this car regularly.
9. Mary and Peter usually  …………….. (go) to the cinema together?
10. They  often …………….. …………….. (not watch) TV.
Bài 2: Biến đổi các câu sau sang câu phủ định, câu hỏi và trả lời câu hỏi đó.
1. Her mother wakes up at 6.30 in the morning.
……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………………
2. Mary is an intelligent girl.
……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………………
3. Peter has lunch at school.
……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………………
4. They often have breakfast at 7 o’clock.
……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………………
5. It is very hot today. ……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………..……………………
flower

Conan Edogawa

Conan Edogawa
Thành viên mới
Thành viên mới
Lưu ý:

THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN
( PRESENT CONTINOUS TENSE )
I- CẤU TRÚC CỦA THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN
1. Khẳng định:
S + am/ is/ are + V-ing
             Trong đó:     S (subject): Chủ ngữ
                                am/ is/ are: là 3 dạng của động từ “to be”
                                V-ing: là động từ thêm “–ing”
CHÚ Ý:
- S = I + am
- S = He/ She/ It + is
- S = We/ You/ They + are
Ví dụ:
- I am playing football with my friends . (Tôi đang chơi bóng đá với bạn của tôi.)
- She is cooking with her mother. (Cô ấy đang nấu ăn với mẹ của cô ấy.)
- We are studying English. (Chúng tôi đang học Tiếng Anh.)
Ta thấy động từ trong câu sử dụng thì hiện tại tiếp diễn cần phải có hai thành phần là: động từ “TO BE” và “V-ing”. Với tùy từng chủ ngữ mà động từ “to be” có cách chia khác nhau.
2. Phủ định:
S + am/ is/ are + not + V-ing
CHÚ Ý:
- am not: không có dạng viết tắt
- is not = isn’t
- are not = aren’t
Ví dụ:
- I am not listening to music at the moment. (Lúc này tôi đang không nghe nhạc.)
- My sister isn’t working now. (Chị gái tôi đang không làm việc.)
- They aren’t watching the TV at present. (Hiện tại tôi đang không xem ti vi.)
Đối với câu phủ định của thì hiện tại tiếp diễn ta chỉ cần thêm “not” vào sau động từ “to be” rồi cộng động từ đuôi “–ing”.
3. Câu hỏi:
Am/ Is/ Are + S + V-ing   ?
          Trả lời:
                    Yes, I + am. – Yes, he/ she/ it + is. – Yes, we/ you/ they + are.
                    No, I + am not. – No, he/ she/ it + isn’t. – No, we/ you/ they + aren’t.
Đối với câu hỏi ta chỉ việc đảo động từ “to be” lên trước chủ ngữ.
Ví dụ:
- Are you doing your homework? (Bạn đang làm bài tập về nhà phải không?)
Yes, I am./ No, I am not.
- Is he going out with you? (Anh ấy đang đi chơi cùng bạn có phải không?)
           Yes, he is./ No, he isn’t.
II- CÁCH SỬ DỤNG CỦA THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN
1. Diễn tả một hành động đang xảy ra ngay tại thời điểm nói.
Ví dụ:
- We are studying Maths now. (Bây giờ chúng tôi đang học toán)
Ta thấy tại thời điểm nói (bây giờ) thì việc học toán đang diễn ra nên ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn để diễn đạt.
- She is walking to school at the moment. (Lúc này cô ấy đang đi bộ tới trường.)
Vào thời điểm nói (lúc này) thì việc cô ấy đi bộ tới trường đang diễn ra nên ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn để diễn đạt.
2. Diễn tả sự việc đang diễn ra xung quanh thời điểm nói.
Ví dụ:
- I am looking for a job. (Tôi đang tìm kiếm một công việc.)
Ta hiểu tả ngay tại lúc nói người nói đang không đi nộp hồ sơ hay để tìm việc mà trong thời gian đó (có thể bắt đầu trước đó cả tháng) người nói đang tìm kiếm một công việc. Nhưng khi muốn nói chung chung rằng điều gì đang xảy ra xung quanh thời điểm đó ta cũng sử dụng thì hiện tại tiếp diễn.
- I am working for HDC company. (Tôi đang làm việc cho công ty HDC)
Tương tự như câu trên, “làm việc cho công ty HDC không phải mới bắt đầu mà đã bắt đầu trước đó rồi. Nhưng người nói muốn diễn đạt rằng sự việc đó đang diễn ra.
3. Diễn tả một sự việc sẽ xảy ra trong tương lai theo một kế hoạch đã được lên lịch cố định.
Ví dụ:
I bought the ticket yesterday. I am flying to New York tomorrow.
Ta thấy có căn cứ, kế hoạch rõ ràng (tôi đã mua vé máy bay) nên ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn để nói về một việc chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai.
4. Diễn tả sự không hài lòng hay phàn nàn về việc gì trong câu sử dụng “always”.
Ví dụ:
He is always coming late. (Anh ta toàn đến muộn.)
Why are you always putting your dirty clothes on your bed? (Sao lúc nào con cũng để quần áo bẩn trên giường thế hả?)
Ta thấy “always” là một trạng từ chỉ tần suất và thường được gặp trong thì hiện tại đơn. Nhưng đó là khi đơn thuần muốn nói đến tần suất diễn ra của một sự việc nào đó. Ví dụ như: “She always goes to school at 6.30 am.” (Cô ấy luôn đi học vào lúc 6h30). Nhưng khi muốn diễn đạt sự khó chịu hay muốn phàn nàn về điều gì ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn để nói.)
III- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN
+  Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian:
- Now: bây giờ
- Right now: Ngay bây giờ
- At the moment: lúc này
- At present: hiện tại
- At + giờ cụ thể (at 12 o’lock)
+ Trong câu có các động từ như:
- Look! (Nhìn kìa!)
- Listen! (Hãy nghe này!)
- Keep silent! (Hãy im lặng)
Ví dụ:
- Now my sister is going shopping with my mother. (Bây giờ em gái tôi đang đi mua sắm với mẹ của tôi.)
- Look! The train is coming. (Nhìn kia! tàu đang đến.)
- Listen! Someone is crying. (Nghe này! Ai đó đang khóc.)
- Keep silent! The baby is sleeping. (Hãy im lặng! Em bé đang ngủ.)
IV- QUY TẮC THÊM “- ING” SAU ĐỘNG TỪ.
Chúng ta thường thêm “ing” vào hầu hết các động từ. Ví vụ:
       sleep-sleeping, eat-eating, study-studying, watch-watching,…
-Một số thay đổi khi thêm ing như sau:
 + Bỏ chữ e trước khi thêm ing:
       type-typing, write-writing, drive-driving, argue-arguing,…
 Không bõ chữ “e” với các động từ sau:
       be-being, see-seeing, age-ageing, dye-dyeing
+ Nhân đôi phụ âm cuối khi thêm “ing” nếu trước phụ âm là một nguyên âm (u,e,o,a,i)
       run-running, stop-stopping, swim-swimming, win-winning, hit-hitting, rob-robbing,…
+ Không nhân đôi chữ “w” ở cuối động từ:
        blow-blowing, row-rowing, show-showing, thaw-thawing,…
+ Đối với động từ 2 vần (two-syll-verbs), chỉ nhân đôi phụ âm cuối nếu trọng âm cũng được đặt vào vần cuối.
       begin-beginning, permit-permitting, forget-forgetting, occur-occurring, prefer-preferring,…
+ Không nhân đôi phụ âm cuối khi trọng âm đặt vào vần đầu:
       happen-happening, listen-listening, visit-visiting,…
+ Các động từ có tận cùng là chữ “L” thì ta có thể nhân đôi “L” hoặc không cần nhân đôi “L”
       travel-traveling/travelling, cancel-canceling/cancelling,…
V- BÀI LUYỆN TẬP THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN
Bài 1: Cho dạng đúng của động từ trong ngoặc.
1. Look! The car …………………. (go) so fast.
2. Listen! Someone …………………. (cry) in the next room.
3. Your brother …………………. (sit) next to the beautiful girl over there at present?
4. Now they …………………. (try) to pass the examination.
5. It’s 12 o’clock, and my parents …………………. (cook) lunch in the kitchen.
6. Keep silent! You …………………. (talk) so loudly.
7. I …………………. (not stay) at home at the moment.
8. Now she (lie) to her mother about her bad marks.
9. At present they (travel) to New York.
10. He (not work) in his office now.
Bài 2: Xây dựng câu sử dụng thì hiện tại tiếp diễm dựa vào các từ gợi ý cho sẵn.
1. My/ father/ water/ some plants/ the/ garden.
……………………………………………………………………………………………
2. My/ mother/ clean/ floor/.
……………………………………………………………………………………………
3. Mary/ have/ lunch/ her/ friends/ a/ restaurant.
……………………………………………………………………………………………
4. They/ ask/ a/ man/ about/ the/ way/ the/ rainway/ station.
……………………………………………………………………………………………
5. My/ student/ draw/ a/ beautiful/ picture .
……………………………………………………………………………………………
Các bạn có thể xem bài tập kết hợp thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn tại đây

Conan Edogawa

Conan Edogawa
Thành viên mới
Thành viên mới
Lưu ý:
THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH
( PRESENT PERFECT TENSE )
I- CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH
1. Khẳng định:
S + have/ has + VpII
Trong đó:       S (subject): chủ ngữ
                       Have/ has: trợ động từ
                       VpII: Động từ phân từ II
CHÚ Ý:
- S = I/ We/ You/ They + have
- S = He/ She/ It + has
Ví dụ:
- I have graduated from my university since 2012. (Tôi tốt nghiệp đại học từ năm 2012.)
- She has lived here for one year. (Cô ấy sống ở đây được một năm rồi.)
2. Phủ định:
S + haven’t / hasn’t + VpII
Câu phủ định trong thì hiện tại hoàn thành ta chỉ cần thêm “not” vào sau “have/ has”.
CHÚ Ý:
- haven’t = have not
- hasn’t = has not
Ví dụ:
- We haven’t met each other for a long time. (Chúng tôi không gặp nhau trong một thời gian dài rồi.)
- He hasn’t come back his hometown since 1991. (Anh ấy không quay trở lại quê hương của mình từ năm 1991.)
3. Câu hỏi:
Have/ Has + S + VpII ?
                              Trả lời: Yes, I/ we/ you/ they + have. -Yes, he/ she/ it + has.
No, I/ we/ you/ they + haven't. - No, he/ she/ it + hasn't.
Câu hỏi trong thì hiện tại hoàn thành ta chỉ cần đảo trợ động từ “have/ has” lên trước chủ ngữ, động từ theo sau ở dạng phân từ II.
Ví dụ:
- Have you ever travelled to America? (Bạn đã từng du lịch tới Mỹ bao giờ chưa?)
 Yes, I have./ No, I haven't.
- Has she arrived London yet? (Cô ấy đã tới Luân Đôn chưa?)
Yes, she has./ No, she hasn't.
II- CÁCH SỬ DỤNG CỦA THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH
1. Diễn tả một hành động xảy ra trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại và có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Ví dụ:
- I have worked for this company since 2010. (Tôi đã làm việc cho công ty này từ năm 2010)
Ta thấy sự việc “làm việc cho công ty này” bắt đầu từ năm 2010 là thời gian trong quá khứ kéo dài đến hiện tại (đến nay vẫn đang làm việc ở đây) và còn có thể tiếp tục trong tương lai.
- She has taught English for 2 years. (Cô ấy đã dạy tiếng Anh được 2 năm rồi.)
Ta thấy việc “dạy tiếng Anh” đã bắt đầu cách đây 2 năm, vẫn tiếp tục đến hiện tại và còn có thể tiếp tục trong tương lai.
2. Diễn tả một hành động xảy ra trong quá khứ nhưng không xác định, và muốn nhấn mạnh vào kết quả.
Ví dụ:
- I have met her several times. (Tôi gặp cô ấy vài lần rồi.)
Ta xác định được việc “gặp cô ấy” đã bắt đầu trong quá khứ nhưng không rõ là bao giờ, và biết được kết quả là đến hiện tại là “gặp được vài lần rồi”. Vì vậy ta sử dụng thì hiện tại hoàn thành.
- She has written three letters for her friend. (Cô ấy đã viết được 3 lá thư cho bạn của mình.)
Ta thấy việc “viết thư” bắt đầu trong quá khứ không rõ là khi nào nhưng kết quả là “viết được 3 lá thư” rồi nên ta sử dụng thì hiện tại hoàn thành để nói.
III- CÁCH THÀNH LẬP ĐỘNG TỪ PHÂN TỪ II TRONG THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH
1. Động từ theo quy tắc ta thêm “ed” vào sau động từ.
Ví dụ: wach – watched        stop – stopped
* Những chú ý khi thêm “ed” vào sau động từ:
- Thông thường ta thêm “ed” vào sau động từ.
- Ví du:           watch – watched        
turn – turned                        want – wanted
* Chú ý khi thêm đuôi “-ed” vào sau động từ.
+ Động từ tận cùng là “e” -> ta chỉ cần cộng thêm “d”.
Ví dụ:             type – typed              smile – smiled          
agree – agreed
+ Động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT phụ âm, trước phụ âm là MỘT nguyên âm -> ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “-ed”.
Ví dụ:             stop – stopped          shop – shopped        
tap – tapped
NGOẠI LỆ: commit – committed            
travel – travelled                  prefer - preferred
+ Động từ tận cùng là “y”:
- Nếu trước “y” là MỘT nguyên âm (a,e,i,o,u) ta cộng thêm “ed”.
Ví dụ:             play – played                        stay - stayed
- Nếu trước “y” là phụ âm (còn lại ) ta đổi “y” thành “i + ed”.
Ví dụ:             study – studied         cry – cried
IV- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH
Trong câu có các trạng từ:
- already (đã )                      
- never (chưa bao giờ)                    
- ever (đã từng)
- yet (chưa)                            
- just (vừa mới)          
- so far (cho đến bây giờ)
- recently (gần đây)            
- lately (gần đây)                            
-  up to now, up to present, up to this moment: Cho tới tận bây giờ
- in/ for/ during/ over + the past/ last + thời gian: trong …. qua
Ví dụ: During the past 2 years: trong 2 năm qua
- Since + mốc thời gian: kể từ …. (since 2000: kể từ năm 2000)
Nếu sau “since” là một mệnh đề thì mệnh đề trước since chia thì hiện tại hoàn thành còn mệnh đề sau since chia thì quá khứ đơn.
Ví dụ: I have studied English since I was a child. (Tôi học tiếng Anh kể từ khi tôi còn nhỏ.)
- for + khoảng thời gian: trong vòng … (for 2 months: trong vòng 2 tháng)
- It is/ This is + the + số thứ tự (first, second, …) + time + mệnh đề chia thì hiện tại hoàn thành: Đó/ Đây là lần thứ ….
* Vị trí của các trạng từ trong thì hiện tại hoàn thành:
- already, never, ever,just: sau “have/ has” và đứng trước động từ phân từ II.
- already: cũng có thể đứng cuối câu.
Ví du: I have just come back home. (Tôi vừa mới về nhà.)
- Yet: đứng cuối câu, và thường được sử dụng trong câu phủ định và nghi vấn.
Ví dụ: She hasn’t told me about you yet. (Cô ấy vẫn chưa kể với tôi về bạn.)
- so far, recently, lately, up to present, up to this moment, in/ for/ during/ over + the past/ last + thời gian: Có thể đứng đầu hoặc cuối câu.
Ví dụ: I have seen this film recently. (Tôi xem bộ phim này gần đây.)
V- BÀI TẬP THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH
Bài 1: Cho dạng đúng của động từ trong ngoặc:
1. She already ………………… (watch) this movie.
2. He ………………… (write) his report yet?
3. We ………………… (travel) to New York lately.
4. They ………………… (not give) his decision yet.
5. Tracy ………………… ( not see) her friend for 2 years.
6. I ………………… (be) to London three times.
7. It ………………… (rain) since I stopped my work.
8. This is the second time I ………………… (meet) him.
9. They …………………… (walk) for more than 2 hours.
10. You ………………………..(get) married yet?
Bài 2: Viết lại câu sao cho nghĩa không đổi sử dụng từ gợi ý trong ngoặc:
1. She started to live in Hanoi 2 years ago. (for)
->  …………………………………………………
2. He began to study  English when he was young. (since)
->  …………………………………………………
3. I have never eaten this kind of food before. (This is)
->  …………………………………………
4. I have never seen such a beautiful girl before. (She is)
->  …………………………………………
5. This is the best novel I have ever read. (before)
->  …………………………………………

Conan Edogawa

Conan Edogawa
Thành viên mới
Thành viên mới
Lưu ý:
THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN
( PRESENT PERFECT CONTINOUS TENSE )
I- CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN
1. Khẳng định:
S + have/ has + been + V-ing
Trong đó:       S (subject): chủ ngữ
                       Have/ has: trợ động từ
                       Been: Phân từ II của “to be”
                       V-ing: Động từ thêm “-ing”
CHÚ Ý:
- S = I/ We/ You/ They + have
- S = He/ She/ It + has
Ví dụ:
- It has been raining for 2 days. (Trời mưa 2 ngày rồi.)
- They have been working for this company for  10 years. (Họ làm việc cho công ty này 10 năm rồi.)
2. Phủ định:
S + haven’t/ hasn’t + been + V-ing
Câu phủ định ta chỉ cần thêm “not” ngay sau trợ động từ “have/ has”.
CHÚ Ý:
- haven’t = have not
- hasn’t = has not
Ví dụ:
- I haven’t been studying English for 5 years. (Tôi không học tiếng Anh được 5 năm rồi.)
- She hasn’t been watching films since last year. (Cô ấy không xem phim từ năm ngoái.)
3. Câu hỏi:
Have/ Has + S + been + V-ing ?
           Trả lời:           Yes, I/ we/ you/ they + have.
                                   – Yes, he/ she / it + has.
 No, I/ we/ you/ they + haven’t. – No, he/ she/ it + hasn’t.        
Câu hỏi ta chỉ cần đảo trợ động từ “have/has” lên trước chủ ngữ”.
Ví dụ:
- Have you been standing in the rain for more than 2 hours? (Bạn đứng dưới mưa hơn 2 tiếng đồng hồ rồi phải không?)
           Yes, I have./ No, I haven’t.
- Has he been typing the report since this morning? (Anh ấy đánh máy bài báo cáo từ sáng rồi rồi phải không?)
           Yes, he has./ No, he hasn’t.
II- CÁCH SỬ DỤNG CỦA THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN.
1. Dùng để diễn tả một hành động bắt đầu trong quá khứ diễn ra liên tục và kéo dài đến hiện tại. Nhấn mạnh vào tính chất “liên tục” của hành động.
Ví dụ:
- I have been typing this letter for 2 hours. (Tôi đã đánh máy bức thư này được 2 tiếng đồng hồ rồi.)
Ta hiểu là việc đánh máy đã bắt đầu cách đây 2 tiếng và liên tục diễn ra kéo dài cho tới bây giờ và vẫn chưa kết thúc.
2. Dùng để diễn tả hành động đã xảy ra, vừa mới kết thúc nhưng kết quả của hành động vẫn có thể nhìn thấy được ở hiện tại.
Ví dụ:
- I am very tired now because I have been working hard for 12 hours. (Bây giờ tôi rất mệt vì tôi đã làm việc vất vả trong 12 tiếng đồng hồ.)
Ta thấy việc  “làm việc vất vả 12h đồng hồ” vừa mới kết thúc nhưng kết quả của nó thì vẫn có thể thấy được ở hiện tại (đang rất mệt.)
III- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN
- Since + mốc thời gian
Ví du: She has been working since the early morning. (Cô ấy làm việc từ sáng sớm.)
- For + khoảng thời gian
Ví dụ: They have been listening to the radio for 3 hours. (Họ nghe đài được 3 tiếng đồng hồ rồi.)
- All + thời gian (all the morning, all the afternoon, all day, …)
Ví dụ: They have been working in the field all the morning. (Họ làm việc ngoài đồng cả buổi sáng.)
IV- BÀI TẬP THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN.
Cho dạng đúng của động từ trong ngoặc ở thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
1. We ………………... (wait) for her for 30 minutes.
2. She ………………... (go) out since 5 a.m.
3. They ………………... (not eat) anything all the morning.
4.  The street is full of water because it ………………... (rain) for 3 hours.
5. She looks very exhausted because she ………………... (work) all night.
6. I ………………... (read) this book since last night.
7. She ………………... (chat) with her friend all the day.
8. He ………………... (talk) on the phone for hours.
9.  She ………………... (cycle) for 2 hours and she is very tired now.
10. We ………………... (not write) to each other for 6 months.
Chia các động từ trong ngoặc thì hiện tại hoàn thành hoặc thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
I (try)................. to learn English for years.
I (wait)................. for two hours, but she (not come )................. yet.
She (read)................. all the works of Dickens. How many have you (read).................?
I (wait)................. hare nearly half an hour for my girlfriend Joana; do you think she (forget)................. to come?
Mary (rest)................. in the garden all day because she (be)................. ill.
Although john (study)................. at the university for five years he (not get)................. his degree yet.
Jack (go)................. to Switzerland for a holiday; I never (be)................. there.
We (live)................. for the last five months, and just ( decide)................. to move.
You already (drink)................. 3 cups of tea since I (sit)................. here.
That book (lie) on the table for weeks. You (not read) it yet?

Conan Edogawa

Conan Edogawa
Thành viên mới
Thành viên mới
Lưu ý:
THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN
( PRESENT PERFECT CONTINOUS TENSE )
I- THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ “TO BE”
Động từ “to be” ở thì quá khứ đơn có hai dạng là “was” và “were”.
1. Khẳng định:
S + was/ were
                    Trong đó:       S (subject): chủ ngữ
CHÚ Ý:
S = I/ He/ She/ It (số ít) + was
S = We/ You/ They (số nhiều) + were
Ví dụ:
- I was at my friend’s house yesterday morning. (Tôi đã ở nhà bạn tôi sang hôm qua.)
- They were in London on their summer holiday last year. (Họ ở Luân Đôn vào kỳ nghỉ hè năm ngoái.)
2. Phủ định:
S + was/were + not
Đối với câu phủ định ta chỉ cần thêm “not” vào sau động từ “to be”.
CHÚ Ý:
- was not = wasn’t
- were not = weren’t
Ví dụ:
- She wasn’t very happy last night because of having lost money. (Tối qua cô ấy không vui vì mất tiền)
- We weren’t at home yesterday. (Hôm qua chúng tôi không ở nhà.)
3. Câu hỏi:
Were/ Was + S  ?
                    Trả lời: Yes, I/ he/ she/ it + was. – No, I/ he/ she/ it + wasn’t.
Yes, we/ you/ they + were. – No, we/ you/ they + weren’t.
Câu hỏi ta chỉ cần đảo động từ “to be” lên trước chủ ngữ.
Ví dụ:
- Was she tired of hearing her customer’s complaint yesterday? (Cô ấy có bị mệt vì nghe khách hàng phàn nàn ngày hôm qua không?)
           Yes, she was./ No, she wasn’t. (Có, cô ấy có./ Không, cô ấy không.)
- Were they at work yesterday? (Hôm qua họ có làm việc không?)
           Yes, they were./ No, they weren’t. (Có, họ có./ Không, họ không.)
II- CÔNG THỨC THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG
1. Khẳng định:
S + V-ed
                    Trong đó:       S: Chủ ngữ
                                          V-ed: Động từ chia thì quá khứ đơn (theo qui tắc hoặc bất qui tắc)
Ví dụ:
- We studied English last night. (Tối qua chúng tôi đã học tiếng Anh.)
- He met his old friend near his house yesterday. (Anh ấy đã gặp người bạn cũ của mình ngay gần nhà ngày hôm qua.)
2. Phủ định:
S + did not + V (nguyên thể)
Trong thì quá khứ đơn câu phủ định ta mượn trợ động từ “did + not” (viết tắt là “didn’t), động từ theo sau ở dạng nguyên thể.)
Ví dụ:
- He didn’t come to school last week. (Tuần trước cậu ta không đến trường.)
- We didn’t see him at the cinema last night. (Chúng tôi không trông thấy anh ta tại rạp chiếu phim tối hôm qua.)
3. Câu hỏi:
Did + S + V(nguyên thể)?
Trong thì quá khứ đơn với câu hỏi ta mượn trợ động từ “did” đảo lên trước chủ ngữ, động từ theo sau ở dạng nguyên thể.
Ví dụ:
- Did you visit Ho Chi Minh Museum with your class last weekend? (Bạn có đi thăm bảo tàng Hồ Chí Minh với lớp của bạn cuối tuần trước hay không?)
           Yes, I did./ No, I didn’t. (Có, mình có./ Không, mình không.)
- Did he miss the train yesterday? (Cậu ta có lỡ chuyến tàu ngày hôm qua hay không?)
           Yes, he did./ No, he didn’t. (Có, cậu ta có./ Không, cậu ta không.)
III- CÁCH SỬ DỤNG CỦA THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN
Dùng để diễn tả một hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ.
Ví dụ:
- They went to the concert last night. (Họ đã tới rạp hát tối hôm qua.)
Ta thấy “tối hôm qua” là một mốc thời gian trong quá khứ. Hành động “tới nhà hát” đã xảy ra tối hôm qua và kết thúc rồi nên ta sử dụng thì quá khứ đơn.
- The plane took off two hours ago. (Máy bay đã cất cánh cách đây 2 giờ.)
Ta thấy “cách đây 2 giờ” là thời gian trong quá khứ và việc “máy bay cất cánh” đã xảy ra nên ta sử dụng thì quá khứ đơn.
IV- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN.
Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ:
- yesterday (hôm qua)
- last night/ last week/ last month/ last year: tối qua/ tuần trước/ tháng trước/ năm ngoái
- ago: Cách đây. (two hours ago: cách đây 2 giờ/ two weeks ago: cách đây 2 ngày …)
- when: khi (trong câu kể)
V- CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ Ở QUÁ KHỨ
1. Ta thêm “-ed” vào sau động từ:
- Thông thường ta thêm “ed” vào sau động từ.
- Ví du:           watch – watched        turn – turned                        want – wanted
* Chú ý khi thêm đuôi “-ed” vào sau động từ.
+ Động từ tận cùng là “e” -> ta chỉ cần cộng thêm “d”.
Ví dụ:             type – typed              smile – smiled           agree – agreed
+ Động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT phụ âm, trước phụ âm là MỘT nguyên âm -> ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “-ed”.
Ví dụ:             stop – stopped          shop – shopped        tap – tapped
NGOẠI LỆ: commit – committed              travel – travelled                  prefer - preferred
+ Động từ tận cùng là “y”:
- Nếu trước “y” là MỘT nguyên âm (a,e,i,o,u) ta cộng thêm “ed”.
Ví dụ:             play – played                        stay - stayed
- Nếu trước “y” là phụ âm (còn lại ) ta đổi “y” thành “i + ed”.
Ví dụ:             study – studied         cry - cried
2. Một số động từ bất qui tắc không thêm “ed”.
Có một số động từ khi sử dụng ở thì quá khứ không theo qui tắc thêm “ed”. Những động từ này ta cần học thuộc.
Ví dụ: go – went       get – got         see – saw       buy – bought
VI- BÀI LUYỆN TẬP CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Bài 1: Cho dạng đúng của động từ trong ngoặc.
1. My sister ………………… (get) married last month.
2. Daisy ………………… (come) to her grandparents’ house 3 days ago.
3. My computer ………………… (be) broken yesterday.
4. He ………………… (buy) me a big teddy bear on my birthday last week.
5. My friend ………………… (give) me a bar of chocolate when I (be) at school yesterday.
6. My children ………………… (not do) their homework last night.
7. You ………………… (live) here five years ago?
8. They ………………… (watch) TV late at night yesterday.
9. Your friend ………………… (be) at your house last weekend?
10. They ………………… (not be) excited about the film last night.
Bài 2: Chọn đáp án đúng (A, B, C hoặc D) để điền vào chỗ trống.
1. They __________ the bus yesterday.
A. don’t catch           B. weren’t catch      
C. didn’t catch          D. not catch
2. My sister  __________ home late last night.
A. comes                    B. come                      
C. came                      D. was come
3. My father __________  tired when I __________ home.
A. was – got               B. is – get                  
C. was – getted          D. were – got
4. What __________ you __________ two days ago?
A. do – do                  B. did – did                
C. do – did                 D. did – do
5. Where __________ your family __________ on the summer holiday last year?
A. do – go                  B. does – go              
C. did –go                D. did – went

Conan Edogawa

Conan Edogawa
Thành viên mới
Thành viên mới
Lưu ý:
THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
(Past continuous tense)
I- CẤU TRÚC CỦA THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
1. Khẳng định:
S + was/were + V-ing
            Trong đó:         S (subject): chủ ngữ
  V-ing: động từ thêm “–ing”
CHÚ Ý:
- S = I/ He/ She/ It  + was
- S = We/ You/ They + were
Ví dụ:
- She was cooking dinner at 5 p.m yesterday.(Cô ấy đang nấu bữa tối vào lúc 5h chiều hôm qua)
- They were playing badminton when I came yesterday. (Họ đang chơi cầu lông khi tôi đến ngày hôm qua.)
2. Phủ định:
S + wasn’t/ weren’t + V-ing
Câu phủ định tả chỉ cần thêm “not” ngay sau “to be”.
CHÚ Ý:
- was not = wasn’t
- were not = weren’t
Ví dụ:
- He wasn’t working when his boss came yesterday.
- We weren’t watching TV at 9 p.m yesterday.
3. Câu hỏi:
Was/ Were + S + V-ing ?
                        Trả lời: Yes, I/ he/ she/ it + was. – No, I/ he/ she/ it + wasn’t.
                                    Yes, we/ you/ they + were. – No, we/ you/ they + weren’t.
Câu hỏi ta chỉ cần đảo “to be” lên trước chủ ngữ.
Ví dụ:
- Was your mother going to the market at 7 a.m yesterday?
            Yes, she was./ No, she wasn’t.
- Were they staying with you when I called you yesterday?
            Yes, they were./ No, they weren’t.
II- CÁCH SỬ DỤNG CỦA THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
1. Dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ.
Ví dụ:
- At 12 o’clock yesterday, we were having lunch. (Vào lúc 12h ngày hôm qua, chúng tôi đang ăn trưa.)
Ta thấy “lúc 12h ngày hôm qua” là một giờ cụ thể trong quá khứ, vào tại thời điểm này thì việc “ăn trưa” đang diễn ra nên ta sử dụng thì quá khứ tiếp diễn.
- At this time 2 days ago, I was travelling in America. (Vào thời gian này cách đây 2 ngày, tôi đang du lịch bên Mỹ.)
Ta thấy “vào thời gian này cách đây 2 ngày” là một thời gian cụ thể trong quá khứ, vào thời điểm này thì việc “du lịch” đang diễn ra nên ta sử dụng thì quá khứ tiếp diễn.
2. Dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra thì một hành động khác xen vào.
- Hành động đang xảy ra chia thì quá khứ tiếp diễn, hành động xen vào chia thì quá khứ đơn.
Ví dụ:
- He was chatting with his friend when his mother came into the room. (Cậu ta đang tán gẫu với bạn khi mẹ cậu ta vào phòng.)
Ta thấy có hai hành động đều xảy ra trong quá khứ: “tán gẫu với bạn” và “mẹ vào phòng”. Vào thời điểm đó hành động “tán gẫu với bạn” đang diễn ra thì bị xen ngang bởi hành động “mẹ vào phòng”. Vậy hành động đang diễn ra ta sẽ chia thì quá khứ tiếp diễn.
- They were working when we got there. (Họ đang làm việc khi chúng tôi tới đó.)
Ta thấy hành động “làm việc” đang diễn ra và hành động “chúng tôi đến” xen vào. Hai hành động này đều xảy ra trong quá khứ.
3. Diễn tả hai hành động đồng thời xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ, trong câu có “while”.
Tại một thời điểm trong quá khứ khi có 2 hành động đồng thời đang diễn ra sẽ chia cả hai hành động đó ở thì quá khứ tiếp diễn.
Ví dụ:
- My mother was cooking lunch while my father was cleaning the floor at 10 am yesterday. (Mẹ tôi đang nấu ăn trong khi bố tôi đang lau nhà lúc 10h sang hôm qua.)
- I was studying English while my brother was listening to music last night. (Tôi đang học tiếng Anh trong khi anh trai tôi đang nghe nhạc tối hôm qua.)
III- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
+ Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ kèm theo thời điểm xác định.
- at + giờ + thời gian trong quá khứ (at 12 o’clock last night,…)
- at this time + thời gian trong quá khứ. (at this time two weeks ago, …)
- in + năm (in 2000, in 2005)
- in the past (trong quá khứ)
+ Trong câu có “when” khi diễn tả một hành động đang xảy ra và một hành động khác xen vào.
IV- CÁC CHÚ Ý KHI THÊM ĐUÔI “-ING”.
Chúng ta thường thêm “ing” vào hầu hết các động từ. Ví vụ:
       sleep-sleeping, eat-eating, study-studying, watch-watching,…
-Một số thay đổi khi thêm ing như sau:
 + Bỏ chữ e trước khi thêm ing:
       type-typing, write-writing, drive-driving, argue-arguing,…
 Không bõ chữ “e” với các động từ sau:
       be-being, see-seeing, age-ageing, dye-dyeing
+ Nhân đôi phụ âm cuối khi thêm “ing” nếu trước phụ âm là một nguyên âm (u,e,o,a,i)
       run-running, stop-stopping, swim-swimming, win-winning, hit-hitting, rob-robbing,…
+ Không nhân đôi chữ “w” ở cuối động từ:
        blow-blowing, row-rowing, show-showing, thaw-thawing,…
+ Đối với động từ 2 vần (two-syll-verbs), chỉ nhân đôi phụ âm cuối nếu trọng âm cũng được đặt vào vần cuối.
       begin-beginning, permit-permitting, forget-forgetting, occur-occurring, prefer-preferring,…
+ Không nhân đôi phụ âm cuối khi trọng âm đặt vào vần đầu:
       happen-happening, listen-listening, visit-visiting,…
+ Các động từ có tận cùng là chữ “L” thì ta có thể nhân đôi “L” hoặc không cần nhân đôi “L”
       travel-traveling/travelling, cancel-canceling/cancelling,…
V- BÀI TẬP THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
Bài 1: Cho dạng đúng của động từ trong ngoặc ở thì quá khứ tiếp diễn.
1. At this time last year, they ……………….. (build) this house.
2. I ……………….. (drive) my car very fast when you called me.
3. I ……………….. (chat) with my friends while my teacher ……………….. (teach) the lesson yesterday.
4. My father ……………….. (watch) TV when I got home.
5. At this time yesterday, I ……………….. (prepare) for my son’s birthday party.
6. What you ……………….. (do) at 8 pm yesterday?
7. Where you ……………….. (go) when I saw you last weekend?
8. They ……………….. (not go) to school when I met them yesterday.
9. My mother ……………….. (not do) the housework when my father came home.
10. My sister ……………….. (read) books while my brother ……………….. (play) football yesterday afternoon.
Bài 2: Biến đổi các câu sau sang phủ định, câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó.
 1. He was planting trees in the garden at 4 pm yesterday.
- ………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………….
2. They were working when she came yesterday.
- ………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………….
 



3. She was painting a picture while her mother was making a cake.
- ………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………….
4. Anne was riding her bike to school when Peter saw her yesterday.
- ………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………….
5. He was typing a letter when his boss went into the room.
- ………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………….
- ………………………………………………………………….

Conan Edogawa

Conan Edogawa
Thành viên mới
Thành viên mới
Lưu ý:
THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH
I- CẤU TRÚC CỦA THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH
1. Khẳng định:
S + had + VpII
Trong đó:       S (subject): chủ ngữ
                       Had: trợ động từ
  VpII: động từ phân từ II
Ví dụ:
- He had gone out when I came into the house. (Anh ấy đã đi ra ngoài khi tôi vào nhà.)
- They had finished their work right before the deadline last week .(Họ đã hoàn thành công việc của họ ngay trước hạn chót vào tuần trước.)
2. Phủ định:
S + hadn’t + VpII
Câu phủ định trong thì quá khứ hoàn thành ta chỉ cần thêm “not” vào ngay sau trợ động từ “had”.
CHÚ Ý:
- hadn’t = had not
Ví dụ:
- She hadn’t come home when I got into the house. (Cô ấy vẫn chưa về nhà khi tôi vào nhà.)
- They hadn’t finished their lunch when I saw them. (Họ vẫn chưa ăn xong bữa trưa khi trông thấy họ).
3. Câu hỏi:
Had + S + VpII ?
                       Trả lời:           Yes, S + had.
                                               No, S + hadn’t.
Câu hỏi trong thì quá khứ hoàn thành ta chỉ cần đảo “had” lên trước chủ ngữ.
Ví dụ:
- Had the film ended when you arrived at the cinema? (Bộ phim đã kết thúc khi bạn tới rạp chiếu phim phải không?)
           Yes, it had./ No, it hadn’t.
II- CÁCH SỬ DỤNG CỦA THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH
1. Dùng để diễn tả một hành động xảy ra và hoàn thành trước một hành động khác trong quá khứ.
Hành động hoàn thành trước sẽ chia thì quá khứ hoàn thành và hành động xảy ra sau sẽ chia thì quá khứ đơn.
Ví dụ:
- When I came, he had gone to bed. (Khi tôi đến thì anh ta đã đi ngủ rồi.)
Ta thấy có 2 sự việc xảy ra trong quá khứ là “tôi đến” và “anh ta đi ngủ”. Và việc “anh ta đi ngủ” đã xảy ra và hoàn thành trước khi “tôi đến”. Như vậy “anh ta đi ngủ” sẽ phải chia thì quá khứ hoàn thành, và việc “tôi đến” xảy ra sau sẽ chia thì quá khứ đơn.
- The train had left when we arrived at the station. (Tàu đã rời đi khi chúng tôi tới  nhà ga.)
Ta thấy hai sự việc “tàu rời đi” và “chúng tôi đến nhà ga” đều xảy ra trong quá khứ. Việc “tàu rời đi” đã hoàn thành trước khi “chúng tôi đến”. Vậy “tàu rời đi” sẽ chia thì quá khứ hoàn thành và việc “chúng tôi đến” sẽ chia thì quá khứ đơn.
2. Dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một thời điểm xác định trong quá khứ.
Ví dụ:
- I had gone to school before 6 a.m yesterday. (Tôi đã đi học trước 6 giờ sáng ngày hôm qua.)
Ta thấy “6h sáng hôm qua” là một thời gian xác định trong quá khứ. Và việc “tôi đi học” xảy ra trước thời gian này nên ta sẽ sử dụng thì quá khứ hoàn thành để diễn đạt.
-  She had come back her hometown before June last year. (Cô ấy đã trở về quê trước tháng 6 năm ngoái.)
Ta thấy “tháng 6 năm ngoái” là một thời gian xác định trong quá khứ. Và việc “cô ấy trở về quê” đã xảy ra trước thời gian này nên ta sử dụng thì quá khứ hoàn thành để diễn đạt.
3. Thì quá khứ hoàn thành được sử dụng trong câu điều kiện loại III (Diễn tả một giả định không có thật trong quá khứ.)
Ví dụ:
- If she had told me the truth yesterday, I would have helped her. (Nếu hôm qua cô ấy nói sự thật với tôi, tôi đã có thể giúp cô ấy rồi).
Ta hiểu bản chất sự việc là ngày hôm qua cô ấy đã không nói sự thật và “tôi” đã không giúp được cô ấy. Khi giả định một điều trái với sự thật trong quá khứ ta sử dụng thì quá khứ hoàn thành.
4. Thì quá khứ hoàn thành được sử dụng trong câu ước loại III (ước một điều không có thật trong quá khứ)
Ví dụ:
- I wish I had  gone with you yesterday. (Tôi ước rằng tôi đã đi với bạn ngày hôm qua.)
Ta thấy sự thực rằng “tôi đã không đi với bạn ngày hôm qua” nên bây giờ “tôi” mới ước như vậy. Khi ước một điều trái với sự thật trong quá khứ ta cũng sử dụng thì quá khứ hoàn thành để diễn đạt.
IV- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH
Trong câu có các từ:
- when: Khi
Vì dụ: When they arrived at the airport, her flight had taken off. (Khi họ tới sân bay, chuyến bay của cô ấy đã cất cánh.)
- before: trước khi (Trước “before” sử dụng thì quá khứ hoàn thành và sau “before” sử dụng thì quá khứ đơn.)
Ví dụ: She had done her homework before her mother asked her to do so. (Cô ấy đã làm bài tập về nhà trước khi mẹ cô ấy yêu cầu cô ấy làm như vậy.)
- After: sau khi (Trước “after” sử dụng thì quá khứ đơn và sau “after” sử dụng thì quá khứ hoàn thành.)
Ví dụ: They went home after they had eaten a big roasted chicken. (Họ về nhà sau khi đã ăn một con gà quay lớn.)
- by the time (vào thời điểm)
Ví dụ: He had cleaned the house by the time her mother came back. (Cậu ấy đã lau xong nhà vào thời điểm mẹ cậu ấy trở về.)
V- CÁCH THÀNH LẬP ĐỘNG TỪ Ở DẠNG PHÂN TỪ II
1. Theo quy tắc ta thêm “ed” vào sau động từ.
- Thông thường ta thêm “ed” vào sau động từ.
- Ví dụ:           watch – watched        turn – turned                        want – wanted
* Chú ý khi thêm đuôi “-ed” vào sau động từ.
+ Động từ tận cùng là “e” -> ta chỉ cần cộng thêm “d”.
Ví dụ:             type – typed              smile – smiled           agree – agreed
+ Động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT phụ âm, trước phụ âm là MỘT nguyên âm -> ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “-ed”.
Ví dụ:             stop – stopped          shop – shopped        tap – tapped
NGOẠI LỆ: commit – committed              travel – travelled                  prefer - preferred
+ Động từ tận cùng là “y”:
- Nếu trước “y” là MỘT nguyên âm (a,e,i,o,u) ta cộng thêm “ed”.
Ví dụ:             play – played                        stay - stayed
- Nếu trước “y” là phụ âm (còn lại ) ta đổi “y” thành “i + ed”.
Ví dụ:             study – studied         cry - cried
2. Một số động từ không theo quy tắc:
- Ta cần ghi nhớ trong bảng động từ bất quy tắc ở cột 3  Ví dụ: go – gone       do – done       write – written
VI- BÀI TẬP THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH
Bài 1: Cho dạng đúng của động từ trong ngoặc.
1. They (come) …………….. back home after they (finish) ………………… their work.
2. She said that she ( meet) ……………………. Mr. Bean before.
3. Before he (go) ………………………….. to bed, he (read) ………………………… a novel.
4. He told me he (not/wear) ………………………… such kind of clothes before.
5. When I came to the stadium, the match (start) ………………………………….
6. Before she (listen) ………………….. to music, she (do)……………………. homework.
7. Last night, Peter (go) ………………….. to the supermarket before he (go) ………………… home.
Bài 2: Viết lại câu sao cho nghĩa không đổi sử dụng từ gợi ý cho sẵn.
1. David had gone home before we arrived.
- After …………………………………………………………………………………….
2. We had lunch then we took a look around the shops.
- Before ……………………………………………………………………………………
3. The light had gone out before we got out of the office.
- When…………………………………………………………………………………….
4. After she had explained everything clearly, we started our work.
- By the time …………………………………………………………………………….
5. My father had watered all the plants in the garden by the time my mother came home.
- Before ………………………………………………………………………………….

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Các thì cơ bản trong Tiếng Anh Flags_1