Đọc sách nhiều hay di truyền đều không phải là nguyên nhân gây cận thị
Cận thị có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất vẫn là do gene di truyền hoặc sở thích đọc sách, báo quá gần, nhưng thực tế lại không phải như vậy.
Có phải do gene?
Câu trả lời là không hẳn. Một nghiên cứu dài đến 50 năm trên những người Eskimo sống ở Inuit, Canada cho thấy, cận thị không phải là do di truyền.
Các thế hệ cha ông của người Eskimo không hề ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh cận thị. Trong khi đó, ngày nay, số lượng trẻ em Eskimo cần tới kính cận hiện nay dao động từ 10 - 25%. “Điều này có nghĩa là cận thị hoàn toàn không phải do di truyền”, GS. Nina Jacobsen - Bệnh viện Glostrup, Đại học Copenhagen, Đan Mạch, tuyên bố.
GS. Flitcroft - Bệnh viện Nhi Dublin Ireland cũng cho biết: “Cận thị là bệnh nghề nghiệp. Gene của chúng ta vẫn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định ai bị cận nhưng điều này lại chịu tác động dưới sự thay đổi môi trường, khi các vấn đề về mắt bắt đầu xuất hiện”.
Cận do đọc sách nhiều?
Đã từng có nhiều bằng chứng cho rằng việc đọc sách là nguyên nhân gây bệnh cận thị.
Tuy nhiên, GS. Flitcroft không đồng ý với quan điểm này: “Ngày càng có nhiều nghiên cứu và đánh giá trên người đọc cho thấy những mối liên hệ giữa đọc sách và cận thị là mờ nhạt và không rõ ràng”. Một nghiên cứu quy mô lớn về sự phát triển của trẻ em tại bang Ohio, Mỹ cũng không cho thấy mối tương quan giữa việc đọc sách và cận thị.
Cận thị không phải là do đọc sách nhiều
Vậy nguyên nhân là...
Tại sao con người bị cận thị?
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thời gian trong nhà mới là nguyên nhân quan trọng nhất gây cận thị. Nghiên cứu từ châu Âu, Úc tới châu Á cũng cho thấy, nguy cơ mắc cận thị ở những người dành nhiều thời gian hoạt động bên ngoài thấp hơn so với những người thường giới hạn cuộc sống trong nhà.
Nguyên nhân chủ yếu của cận thị là do ánh sáng trong nhà
Ánh sáng mặt trời giúp trẻ nuôi dưỡng mắt. Trẻ em hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời nhiều sẽ làm giảm tỷ lệ cận thị xuống. Nguyên nhân chủ yếu nhất là do ánh sáng mặt trời kích thích việc sản xuất vitamin D giúp cải thiện hệ miễn dịch, não bộ và điều chỉnh sức khỏe của mắt.
Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng, ánh sáng trong nhà có xu hướng đỏ hơn các tia sáng mặt trời nên có thể gây nhầm lẫn tới các cơ chế kiểm soát của nhãn cầu.
Nhà nghiên cứu Chi Luu - Đại học Melbourne (Australia) đã phát hiện ra rằng, thị lực của gà nuôi dưới ánh sáng đỏ kém hơn so với các loài động vật lớn lên ở môi trường bên ngoài nhiều sắc xanh. Từ đó, Luu mong muốn thử nghiệm ánh sáng xanh cho trẻ em và hy vọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cận thị.
Khoảng 30 - 40% người dân Mỹ và châu Âu buộc phải đeo kính cận và tỷ lệ người cận thị ở châu Á lên tới 90%. Việt Nam cũng bắt đầu ghi nhận sự gia tăng đột biến về tỷ lệ cận thị, đặc biệt là trẻ em. Ước tính, Việt Nam hiện có gần 3 triệu trẻ em độ tuổi 0 - 15 tuổi bị mắc các tật khúc xạ cần chỉnh kính, trong đó tỷ lệ cận thị chiếm tới 2/3.
Nguồn: Health+