Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thanhha

thanhha
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Trước kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIII, trong quá trình tiếp xúc với các vị đại biểu Quốc hội, một số cử tri tỉnh Tây Ninh có nêu kiến nghị cần xem lại Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28.8.2014 (Thông tư 30) của Bộ Giáo dục - Đào tạo về đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học (không đánh giá bằng thang điểm như trước kia mà thay bằng nhận xét đối với học sinh). Trước kỳ họp thứ 10 (sẽ khai mạc vào ngày 20.10 tới), Bộ Giáo dục - Đào tạo đã trả lời kiến nghị nói trên như sau:

Việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 là phương pháp tiên tiến, được áp dụng ở tất cả các nước có nền giáo dục phát triển, giúp học sinh tiến bộ dần trong quá trình học, phát huy hết khả năng và đạt được mức độ cao nhất, đồng thời xác định được trình độ của học sinh khi hoàn thành lớp học, cấp học.

Bộ Giáo dục - Đào tạo trả lời kiến nghị của cử tri Tây Ninh Xu20hu10
Học sinh lớp 6 - Trường THCS Võ Văn Kiệt (TP. Tây Ninh) trong giờ học theo mô hình trường học mới

Theo cách đánh giá mới này, giáo viên phải luôn quan sát, theo dõi học sinh trong suốt quá trình học tập tại trường. Trong quá trình đó, giáo viên sẽ tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên kịp thời để học sinh hoàn thành từng nội dung học tập và có cách học tốt hơn; giúp các em tự rút kinh nghiệm; biết nhận xét, góp ý bạn và học bạn; giúp các em điều chỉnh cách học, không gây áp lực cho học sinh, nhất là học sinh có khó khăn trong học tập.

Cách làm mới coi trọng việc đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực học sinh, không chỉ về kiến thức mà còn về khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống, về năng lực tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề vv…vv…

Cuối học kỳ I và cuối môn học có tổ chức kiểm tra định kỳ đối với một số môn học. Bài kiểm tra định kỳ (không phải bài thi) được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, góp ý những hạn chế của học sinh và được chấm điểm.

Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để xếp loại học sinh hay để so sánh học sinh này với học sinh khác mà chủ yếu để giáo viên và cha mẹ học sinh kiểm chứng lại việc nhận xét, đánh giá thường xuyên quá trình học tập của các em trong học kỳ, năm học.

Nếu kết quả bài kiểm tra định kỳ chưa phù hợp với các nhận xét, đánh giá thường xuyên, giáo viên cần xem xét, tìm hiểu nguyên nhân để có thể điều chỉnh cách dạy, cách hướng dẫn, giúp đỡ học sinh; có thể cho học sinh làm lại bài kiểm tra khác để xác định thực chất năng lực học sinh hay hiệu quả của các giải pháp giáo dục đã được áp dụng. Mục đích cuối cùng vẫn là vì sự tiến bộ của học sinh, nhằm giúp học sinh học được và học tốt.

Việc kết hợp nhận xét với cho điểm bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học (có các câu hỏi, bài tập phân chia theo các mức độ: biết, hiểu, vận dụng, vận dụng sáng tạo là phù hợp với quan điểm đánh giá hiện đại), chủ yếu để xác nhận trình độ, kết quả cuối cùng của học sinh và kiểm chứng quá trình đánh giá thường xuyên bằng nhận xét.

Đây là một kênh thông tin tham khảo về kết quả giáo dục cho cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo. Việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học kết hợp nhận xét trong quá trình học với kết quả kiểm tra cuối học kỳ và cuối năm học đã theo sát được sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện.

Do đó giảm được sự tự ti, mặc cảm hoặc chủ quan, tự mãn của học sinh; giúp học sinh tự tin, từng bước vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập, dần nâng cao chất lượng.

Xung quanh vấn đề trên, Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ tiếp tục lắng nghe, đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh bổ sung các giải pháp cần thiết để tổ chức triển khai có hiệu quả chủ trương đổi mới đánh giá học sinh tiểu học trong thời gian tới.

Về kiến nghị nên thực hiện ngay đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được Quốc hội thông qua ngày 28.11.2014 (thay vì đợi đến năm 2018), câu trả lời của Bộ Giáo dục-Đào tạo là vấn đề này đã được Quốc hội ghi trong Nghị quyết, cụ thể là từ năm học 2018 - 2019 mới bắt đầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Riêng về ý kiến phản ánh kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, các cụm thi được tổ chức tập trung tại TP. Hồ Chí Minh gây khó khăn cho học sinh - nhất là học sinh thuộc gia đình nghèo, Bộ Giáo dục-Đào tạo cho rằng: thực tế, các cụm thi tại TP. Hồ Chí Minh bảo đảm đầy đủ các điều kiện về phòng thi và thuận lợi cho việc ăn ở, đi lại của thí sinh.

Những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn đã được sự hỗ trợ rất lớn từ các cấp chính quyền, đoàn thể. Kỳ thi vừa qua không có thí sinh nào phải bỏ thi do hoàn cảnh hoặc điều kiện đi lại khó khăn.

Nguồn: BTNO

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Bộ Giáo dục - Đào tạo trả lời kiến nghị của cử tri Tây Ninh Flags_1