Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Trợ giáo

Trợ giáo
Thành viên xuất sắc
Thành viên xuất sắc
Với triết lý công nghệ hóa GD sao cho có thể kiểm soát được kết quả GD một cách chắc chắn, không may rủi, ở Việt Nam, GS Hồ Ngọc Đại với mô hình Trường Thực nghiệm và chương trình công nghệ giáo dục (CNGD) đã tạo ra những thành quả đáng kể.

CNGD: Tổ chức và kiểm soát được quá trình GD

Từ chỗ thử nghiệm nội dung, phương pháp và cách tổ chức cuộc sống thực cho học sinh theo phương thức mới tại Hà Nội, GS.Hồ Ngọc Đại đã triển khai nhân rộng mô hình này ra phạm vi 43 tỉnh, thành (từ 1978-2000).

Nhiều thành tựu nghiên cứu của GS. Hồ Ngọc Đại và các học trò của ông đã được ứng dụng trong GD hiện hành. Triết lý GD "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui", "Đi học là hạnh phúc" của ông đã được chuyển thành khẩu hiệu treo ở nhiều trường trên cả nước.

Những quan điểm GD của ông đã đi vào cuộc sống như "Trong nhà trường, trẻ em là nhân vật trung tâm, thầy giáo là nhân vật quyết định", "Nhà trường là nơi trẻ em đang sống cuộc sống thực của chính mình", "Thầy thiết kế - trò thi công"...

Đâu mới là mô hình Trường Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại? 6a_1337567810
GS. TSKH. Hồ Ngọc Đạii

Trường Thực nghiệm được thành lập năm 1978 tại Hà Nội. Trường mang tên "Thực nghiệm" bởi nó là cơ sở nghiên cứu GD bằng phương thức thực nghiệm, là bộ phận cơ hữu của Phòng Thực nghiệm GD phổ thông, sau đổi là Trung tâm CNGD.

Trường Thực nghiệm là mô hình nghiên cứu lần đầu xuất hiện trong GD Việt Nam và là cách làm an toàn, tin cậy nhất trong GD. Mọi vấn đề muốn đưa vào nhà trường cần có một lý thuyết soi đường trên cơ sở triển khai thực tiễn, qua nghiên cứu, thử nghiệm, điều chỉnh, hoàn thiện, sau đó mới đại trà dần.

Tại đây, nội dung, phương pháp và cách tổ chức GD từ lớp 1- sáu tuổi được đổi mới. Nội dung chương trình GD được thiết kế ở ba lĩnh vực: Khoa học, Nghệ thuật, Lối sống. Trẻ lớp 1 được tiếp xúc ngay với những khiến thức hiện đại phù hợp tâm lý lứa tuổi. Nhà trường xây dựng chương trình tuân theo ba nguyên tắc: Phát triển, Chuẩn mực, Tối ưu.

Phương pháp GD được thiết kế dựa vào những phát hiện vĩ đại nhất về Tâm lý học của thế kỷ XX và được phát triển thành học thuyết riêng: CNGD. Khi có công nghệ, tức là có thể kiểm soát được quy trình làm ra sản phẩm.

Nền sản xuất đại công nghiệp đã thao tác hóa quá trình sản xuất, chuyên môn hóa lực lượng sản xuất, kiểm soát từng công đoạn sản xuất và do vậy có thể kiểm soát được sản phẩm cuối cùng.

Vậy CNGD là gì? CNGD không phải là CN thông tin trong GD, và cũng không phải chỉ là phương phápGD. CN thông tin được sử dụng như các phương tiện trong GD và CNGD tận dụng tối đa những phương tiện này.

CNGD là quá trình tổ chức và kiểm soát quá trình GD sao cho ra được sản phẩm tất yếu, theo đúng ý đồ thiết kế của nhà GD. CNGD là thiết kế được những việc làm GD để học sinh tự mình làm ra sản phẩm học tập cho chính mình.

Nhà trường Thực nghiệm đã thao tác hóa việc học sao cho dễ làm, dễ học. Học thuyết này không những được lưu lại trên hàng chục cuốn sách của GS. Hồ Ngọc Đại, mà còn được triển khai trên thực tiễn, được nhân rộng ở 43 tỉnh thành cả nước. Ông được địa phương chấp nhận và yêu mến thực lòng.

Có thể kể ra rất nhiều những cái mới, mang tính cải cách của Trường Thực nghiệm đã đi vào cuộc sống. Trường Thực nghiệm là nơi đầu tiên (từ 1978) cho học sinh tiểu học học cả ngày, GD các em không chỉ chữ nghĩa mà còn cách sống, lối sống trong học tập, vui chơi, ăn, ngủ, tự học ở trường.

Trường có quan điểm học sinh tiểu học, nhất là lớp 1, về nhà không phải làm bài tập. Về nhà để gần gũi bố mẹ, ông bà, để học cách thương yêu và làm việc nhà. Nhà trường yêu cầu xếp thời khóa biểu mỗi ngày phải cho các em một tiết Tự học.

Tiết này vẫn có giáo viên, nhưng không phải để giảng bài, mà để hướng dẫn các em cách tự học. Tiết Tự học các em làm hết bài tập "về nhà". Khi về nhà vào buổi chiều, trẻ không cần mang theo cặp sách. Những lớp lớn (lớp 4, lớp 5) chỉ còn một phần bài tập đem về nhà thôi.

Điều này vừa giúp trẻ hình thành phương pháp tự học, vừa tạo cho trẻ được gần cha mẹ hơn, vừa không gây áp lực cho gia đình, vừa không "kéo dài" giờ học trên lớp bằng cách học ở nhà, không làm nặng nề việc học, và trẻ được trải nghiệm thêm kỹ năng làm việc nhà.

Dạy trẻ phải suy nghĩ bằng cái đầu...của mình

Nhà trường không dạy môn Đạo đức. Đạo đức là môn học mang nhiều tính giáo lý, và chưa đi tới được hành động. Thay vào đó trường đưa ra môn GD Lối sống. GD Lối sống là một môn học, nhưng lại được thực hiện ở tất cả các môn học và hoạt động GD khác trong nhà trường.

Nó là nhận thức của trẻ được thể hiện ra ngoài bằng hành vi, cử chỉ, lời nói, nếp sống, sinh hoạt hằng ngày. Trong GD Lối sống vừa có giáo lý, vừa có kỹ năng sống.

Nhà trường chủ chương tách Văn ra khỏi môn Tiếng Việt từ tiểu học, bởi hai môn học đó có hai đối tượng khác nhau. Học Tiếng Việt là học môn khoa học, còn học Văn là học môn nghệ thuật.

Học sinh Trường Thực nghiệm viết văn có rung cảm thực sự trước tác phẩm, chứ không phải học thuộc lòng nhắc lại rung cảm của người khác một cách vô cảm.

Cũng từ năm 1978, đón trước được khả năng hội nhập của Việt Nam trên trường quốc tế, trường đã thực nghiệm việc dạy tiếng nước ngoài cho học sinh từ cấp tiểu học (thành phố lớn từ lớp 2, nơi khó khăn hơn từ lớp 3).

Lớp trưởng trở thành công việc không độc quyền của riêng ai, không được coi như "chức tước" để phân biệt đẳng cấp trong lớp cũng như để nhận được quyền ưu ái hơn từ giáo viên.

Để đánh giá kết quả học tập của học sinh, trường chủ chương không dùng điểm, mà đánh giá việc học, sự tiến bộ của em chủ yếu ở hai ngưỡng cơ bản: Làm được và chưa làm được. Nhất là, tuyệt đối không dùng điểm như phương tiện để trừng phạt hay để đánh giá mối quan hệ của cha mẹ học sinh với giáo viên.
Học tiếng nước ngoài không những cung cấp thêm cho trẻ một công cụ để giao tiếp trên phạm vi rộng hơn, mà qua việc học, trẻ còn phát triển tư duy ngôn ngữ và thấy được cả cái hay, cái đẹp của tiếng Việt.

Trên thực tế, vì học tiếng nước ngoài không có môi trường tiếng để luyện tập thực hành thường xuyên, Trường Thực nghiệm đã cho trẻ học mỗi ngày một tiết (40 phút). Cách học này như mưa dầm thấm lâu, chưa kịp quên thì đã được nhắc lại, học thêm.

Để GD năng lực tự tin, tinh thần trách nhiệm, quan hệ dân chủ, bình đẳng, khả năng giao tiếp trước đám đông cũng như năng lực lãnh đạo của học sinh, nhà trường yêu cầu mỗi tuần mỗi tổ cử một bạn làm lớp trưởng.

Lần lượt, em nào cũng có thể (và "phải") làm lớp trưởng. Có những em lúc đầu rất nhút nhát, nhưng sau khi làm lớp trưởng, mạnh dạn hẳn lên. Có những em rất hay vi phạm quy định, nội quy của lớp, sau khi làm lớp trưởng, tinh thần trách nhiệm tăng hẳn lên.

Cũng với cách này, lớp trưởng trở thành công việc không độc quyền của riêng ai, không được coi như "chức tước" để phân biệt đẳng cấp trong lớp cũng như để nhận được quyền ưu ái hơn từ giáo viên.

Để đánh giá kết quả học tập của học sinh, trường chủ chương không dùng điểm, mà đánh giá việc học, sự tiến bộ của em chủ yếu ở hai ngưỡng cơ bản: Làm được và chưa làm được. Nhất là, tuyệt đối không dùng điểm như phương tiện để trừng phạt hay để đánh giá mối quan hệ của cha mẹ học sinh với giáo viên.

Nếu học sinh không làm được thì đó là lỗi của người lớn chứ không phải của các em. Nhà trường cũng yêu cầu không đem cái chưa đúng của học sinh ra để trừng phạt hay để phân tích trước cả lớp. Em nào đúng thì khen, em nào chưa đúng thì phải giúp để em làm đúng được mới thôi.

Theo GS. Hồ Ngọc Đại, trong lớp được phép "ồn" nếu là ồn trong học tập, không nhất thiết phải im lặng mới là ngoan. Làm xong bài trước, ngọ ngoạy... một tí được chấp nhận, miễn là không làm ảnh hưởng đến bạn khác.

Cái quan trọng nhất với ông là "Phải dạy trẻ biết suy nghĩ, không phải chỉ biết nghe lời","Phải làm sao cho trẻ suy nghĩ bằng cái đầu của mình, không phải của người khác. Và một dân tộc có đầu óc thì không ai làm được gì hết".

Quan hệ thầy - trò trong nhà trường không phải quan hệ bề trên - kẻ dưới, mà là thực hiện một sựphân công - hợp tác.

Trong nhà trường phải xưng hô cô - em, bạn - tôi. Không cho phép giáo viên gọi trẻ là con, bởi (dù chỉ là xưng hô) như thế cũng ảnh hưởng tới tính dân chủ của nhà trường cũng như khả năng chủ động của học sinh trong trường.

Mỗi trẻ em ở Trường Thực nghiệm đều được tôn trọng như nhau và được tạo cơ hội phát triển hết khả năng của mình.

Trường yêu cầu các em học hết sức, chứ không quá sức, phải thiết kế sao cho "Giáo viên không giảng giải, học sinh không cần cố gắng", với nghĩa thầy chỉ là người làm mẫu, hướng dẫn và điều chỉnh, trò cần học hết sức mình nhưng không phải cố quá sức, không bị căng thẳng, không bị áp lực, vừa đủ để thấy việc học thích thú, hấp dẫn.

Trường cho phép học sinh được phép viết bằng tay trái, hoặc bằng cả hai tay, không cứng nhắc bắt viết bằng tay phải và cấm viết bằng tay trái khi cấu tạo bẩm sinh của em thuận tay trái.

Nhiều học sinh Trường Thực nghiệm khi chuyển trường khác hay đã ra trường nhiều năm vẫn dành bao tình cảm yêu mến, kính trọng với ngôi trường này. Dù học nhiều trường khác nữa nhưng các em vẫn gọi Trường Thực nghiệm là "trường mình" một cách tự nhiên, coi trường như máu thịt của em.

Còn nhiều ý tưởng mà GS. Hồ Ngọc Đại mong muốn đưa vào GD nhưng chưa có cơ hội thực hiện. Ông chủ trương xây dựng mô hình trường tiểu học hiện đại, thuần Việt; trường trung học bắt đầu có yếu tố quốc tế. Và trường đại học có thể hòa nhập với cộng đồng quốc tế.

Đâu mới là mô hình Trường Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại? 6b_1337567818
GS. TSKH. Hồ Ngọc Đại dự giờ Tiếng Việt lớp 1 tại Lào Cai

Ông mong muốn đưa môn Đất nước học vào nhà trường nhằm GD nhận thức của trẻ về lịch sử, địa lý, môi trường quê hương đất nước từ nơi em ở như GD truyền thống tốt đẹp của gia đình, nhà trường, GD tình yêu ông bà cha mẹ, bạn bè, làng xóm, khu phố nơi em sinh ra và lớn lên.... Rồi từ đó mở rộng dần tầm nhìn của em ra thế giới, tình yêu của em với dân tộc, với đất nước.

Trong sự phát triển của xã hội hiện đại, nhu cầu phải gửi con qua đêm của cha mẹ là điều cần thiết, GS. Hồ Ngọc Đại mong muốn xây dựng những nhà trường bán trú, nhưng có nhận học sinh nội trú khi cần. Bởi khi bố mẹ thời hiện đại bận đi công tác, cô giáo chăm sóc em ở trường cả buổi tối là cách tốt nhất, yên tâm nhất.

Tiếng Việt là công cụ để học tất cả các môn học và hoạt động GD khác. Nếu không học được Tiếng Việt, em khó có thể học tốt những môn học khác. Tiếng Việt CNGD thành công không những cho học sinh người Kinh mà còn ở cả những vùng chỉ toàn học sinh dân tộc thiểu số, cha mẹ chỉ nói tiếng thiểu số, không biết tiếng Việt.

Tiếng Việt CNGD là một món quà quý giá đầy nhân văn cho con em các dân tộc Việt Nam.

Trân trọng trẻ em, hiểu trẻ em để dạy trẻ em, dạy trẻ biết tư duy, biết yêu thương và biết cách tự phục vụ là đích đầu tiên, dung dị và nền tảng nhất trong nhân cách con người mà nhà trường đặt ra. Mô hình Trường Thực nghiệm của GS. Hồ Ngọc Đại cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và nhân rộng trên phạm vi cả nước.

NGÔ THỊ TUYÊN - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Công nghệ GD

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Đâu mới là mô hình Trường Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại? Flags_1