Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Trợ giáo

Trợ giáo
Thành viên xuất sắc
Thành viên xuất sắc
Một bữa, nhân buổi nghỉ làm, em vợ tôi hì hục mắc lại mạng điện trong nhà để vừa an toàn vừa đẹp mắt, tôi khen: “Cậu Đức giỏi quá ta!”. Con gái út bốn tuổi của tôi liền hưởng ứng: “Cậu Đức lúc nào cũng giỏi mà!”. Nhưng cô chị tám tuổi không đồng ý: “Ba mới là người giỏi nhất!”.

Tôi không gieo cho các con ấn tượng rằng tôi là người giỏi, càng không thể là người giỏi nhất. Dù mọi người trong nhà đều động viên các con cháu “noi gương” việc học tập của tôi. Quả thật, từ hồi học phổ thông, đại học rồi cao học, tôi đều thuộc nhóm đứng đầu lớp, tệ lắm cũng đứng hạng 5. Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ kích thích sự phấn đấu trong học tập cho các con tôi.

Bản thân tôi cũng xem ba tôi là một hình mẫu để phấn đấu. Ba tôi học chưa hết lớp 3 ở trường làng nhưng nhờ thông minh, đọc nhiều nên là người khá hiểu biết. Ông giỏi võ lại tháo vát; mọi việc dù khó khăn nhưng nếu có ba tham gia là tôi thấy yên tâm. Xét ở góc độ này, tôi không bằng ba mình, nhưng chắc cũng đủ làm nhận thức non nớt của các con tôi thấy ba chúng đã là... ghê gớm lắm!

Ba không phải là người giỏi nhất! 7inter10

Tôi có ý thức không tạo ra ảo tưởng về bản thân người cha cho các con. Vì vậy, trong câu chuyện hàng ngày, tôi lấy ngay những sai lầm của tôi để dạy con, coi đó là kinh nghiệm thực tế và là “bài học xương máu”. Có lần con gái mang quần áo lên lầu cất vào tủ, thay vì mang nhiều lần, nó lại cố mang một lần (để khỏi phải đi lần nữa!), thành ra quần áo đổ tung. Tôi bảo: “Phải chi con nghe lời ba mang nhiều lần thì quần áo không bị đổ, con không phải ngồi xếp lại, khi đó sẽ ít mất thời gian hơn”. Rồi tôi kể: “Hồi ba bảy, tám tuổi, có lần trời sắp mưa, bà nội bảo đem củi vô nhà. Ba làm biếng, lùa hết ôm một lần cho mau, nhưng củi nặng, rơi đổ tung tóe, còn bị trầy tay nữa. Bữa đó ba sém bị nội đánh đòn”.

Lần khác, thay vì vặn vòi nước để rửa cái ly, con gái tôi lại cho nguyên cái ly vào lu nước mà kỳ cọ. Tôi thấy vậy mới bảo: “Hồi đó, có lần ba bị đánh đòn vì làm hư cái bình trà của nội. Ông nội dặn phải lấy cái gáo múc nước ra ngoài rồi mới súc rửa bình trà, nhưng ba làm biếng, đưa cái bình vào lu nước, đụng vô thành lu, làm sứt cái vòi”. Con gái tôi cười (vì thấy có đồng minh, chắc ba không la rầy): “Vậy con cũng làm biếng giống ba rồi!”. Nhưng tôi nghiêm mặt: “Làm biếng là không tốt, con đừng có bắt chước!”.

Con tôi thích xem ti vi, đã say sưa rồi thì quên cả giờ ăn giờ ngủ. Tôi kể chuyện hồi nhỏ: “Lần đó bà nội đi chợ, gặp cô giáo chủ nhiệm lớp 5 của ba, cô liền méc với bà nội là ba dạo này hay ngủ gật trong lớp. Nhờ vậy bà nội mới biết là ba vì mê coi ti vi mà thiếu ngủ. Con mà ham coi ti vi đến quá giờ ngủ thì vô lớp con sẽ ngủ gật, có bữa cô giáo sẽ gọi điện méc ba thì ba xấu hổ với cô lắm!”. Câu chuyện thực tế của tôi hình như có tác dụng ngay với các con nên con gái lớn bảo: “Cuối tuần ba cho con coi trễ hơn hén!”. Tôi hứa nhưng cũng nhắc: “Chỉ được coi chương trình nào mà ba thấy hay, bổ ích thôi!”.

Kinh nghiệm bản thân cho thấy, kể các câu chuyện lỗi lầm hồi nhỏ của cha mẹ cho con nghe không khiến con coi thường cha mẹ mà lại tạo ra sự gần gũi, thân thiết. Những thực tế sinh động đó cho trẻ thấy ai cũng có thể mắc lỗi, đã mắc lỗi rồi thì phải sửa chữa, phải chịu sự trừng phạt, quở trách và kinh nghiệm đó vẫn có ích cho thế hệ sau. Chắc các con tôi không thấy ba nó là hình ảnh gì quá xa xôi, đến độ sau này lớn lên nó có thể thấy hụt hẫng khi thực tế không phải như vậy.

Ngô Đồng Vũ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Ba không phải là người giỏi nhất! Flags_1