Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Trợ giáo

Trợ giáo
Thành viên xuất sắc
Thành viên xuất sắc
Lâu nay những “mầm mống” bất bình đẳng cho con trẻ mà người lớn bày đặt ra đã làm bận lòng các nhà giáo. Chẳng hạn nhân sinh nhật, cháu này con nhà nghèo chỉ có vài gói kẹo mang đến chia vui với các bạn. Nhưng cháu kia, con nhà giàu, mang đến chiếc bánh gatô to uỳnh khiến nhiều bạn tủi thân. Cô giáo phải ra “lệnh” cấm! Nhờ đó sinh nhật bạn nào cũng như bạn nào. Nghe nói rất nhiều giáo viên cũng làm như vậy.

Đừng dạy trẻ làm quan sớm Tr3_mh10

Nay đã có trường tiểu học cho phép phụ huynh “xây dựng” lớp học của con mình trở thành lớp “siêu” dành cho con nhà giàu, mặc kệ tất cả các lớp xung quanh vẫn phải học ở phòng học cũ kỹ, thiết bị tồi tàn. Việc tưởng chừng như chỉ là “sáng kiến” lẻ tẻ của một trường, nào ngờ, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra dự thảo xây dựng lớp “VIP” ngay trong trường công lập. “VIP hóa” lớp học của Trường tiểu học Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) gây bất bình trong dư luận khi cho phép phụ huynh của 2 lớp 1A và 1B thu tiền đầu tư xây dựng lớp của Ban đại diện cha mẹ học sinh quá nhiều. Riêng hệ thống bảng tương tác của lớp này đã tốn mất gần 168 triệu đồng.

Đồng thời, phụ huynh còn đầu tư và sửa chữa gần như toàn bộ cơ sở vật chất trong lớp như: Bàn ghế của học sinh và cô giáo, sàn nhà, máy điều hòa, rèm cửa, hệ thống điện, chiếu sáng, sơn cửa, xây dựng trong lớp và hành lang. Tổng số tiền để đầu tư lớp học ở đây lên đến hơn 300 triệu đồng, biến lớp học trở thành một “ốc đảo” sang trọng khác thường. Một phụ huynh cho biết: Mỗi em phải nộp 5,5 triệu đồng cho khoản bảng tương tác, ngoài ra còn 2,4 triệu đồng tiền tiếng Anh, bán trú… Học tiểu học tốn kém hơn học đại học!

Trước phát hiện này của báo chí, HĐND thành phố Hà Nội đã vào cuộc. Thượng tuần tháng 10, Đoàn khảo sát Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TP Hà Nội) đã làm việc với Trường tiểu học Nguyễn Trãi về việc thu học phí và các khoản thu khác ngoài học phí năm học 2012-2013, làm rõ việc “lớp VIP” trường công “doanh thu” 300 triệu như báo chí đã nêu. Đoàn công tác của HĐND thành phố yêu cầu nhà trường nghiêm túc thực hiện việc trả lại nguồn kinh phí do cha mẹ học sinh “tự nguyện” đầu tư vào hai lớp 1A và 1B.

Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bích Loan thừa nhận những sai sót trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện dẫn đến sai sót trên. Lý giải việc cho phép cha mẹ học sinh tự ý đầu tư cơ sở vật chất cho hai lớp 1A và 1B, bà Loan cho rằng, do cha mẹ học sinh muốn con em mình được học ở môi trường tốt qua mô hình lớp học tương tác ở các trường khác nên đã chấp thuận.

Những việc làm này của trường đã vi phạm Khoản 4 Điều 10 của Thông tư 55 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ GD&ĐT ban hành ngày 22/11/2011. Thông tư quy định rõ: Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học; các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện và không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, trong đó có việc sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Theo ý kiến của các chuyên gia giáo dục, điều này là không phù hợp. Trong cùng một trường, cùng một môi trường giáo dục không được phép tạo sự cách biệt giữa các học sinh. Chủ trương xuyên suốt của Bộ GD&ĐT là xây dựng những trường học thân thiện, học sinh tích cực. Nếu Bộ đưa ra đề xuất xây dựng lớp chất lượng cao trong trường công là đi ngược lại ý tưởng trước đó. Điều này sẽ dẫn đến tâm lý xấu, học sinh không thân thiện. Các chuyên gia nhấn mạnh, môi trường giáo dục đòi hỏi sự bình đẳng. Dù gia đình có điều kiện hay không, dù bên ngoài xã hội các em đẳng cấp thế nào nhưng khi bước vào môi trường giáo dục thì bình đẳng như nhau. Đưa ra ý tưởng này chính là tạo ra các tầng đẳng cấp trong một mái trường. Có những em nhạy cảm không được học trong điều kiện như các bạn khác sẽ cảm thấy tự ti, còn những em được học sẽ có thể nảy sinh tư tưởng kiêu căng, coi thường các bạn khác.

Một số chuyên gia giáo dục gay gắt cho rằng, giáo dục của chúng ta đang đi lạc hướng so với các nước trên thế giới. Ngành giáo dục nên phân biệt rõ các mô hình, không nên lẫn lộn trong một trường học công lập như vậy. Được biết hàng nghìn trường ở các cấp học phát triển theo mô hình dịch vụ chất lượng cao. Song, chỉ có rất ít trường trong số này được phê duyệt, còn lại đều tự gắn mác chất lượng cao và thu học phí ngất ngưởng. Bộ GD&ĐT phải đưa ra quy định về tiêu chí thế nào là giáo dục dịch vụ chất lượng cao, chấm dứt tình trạng bất cứ trường nào cũng “tự phong” trường chất lượng cao như hiện nay. Mở lớp “VIP” chính là nuôi dưỡng máu làm quan cho trẻ quá sớm, cần chấn chỉnh.

petrotimes.vn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Đừng dạy trẻ làm quan sớm Flags_1