Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thaodo

thaodo
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú
Các bạn có thể tải Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 04/7/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 24/2012/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 6 năm 2012, Thông tư số 03/2013/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 3 năm 2013 và Thông tư số 21/2013/ TT- GDĐT ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đây.

Trợ giáo

Trợ giáo
Thành viên xuất sắc
Thành viên xuất sắc
Nội dung trả lời phỏng vấn báo chí của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga về Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT sửa đổi
Ngày 4/7/2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư mới quy định: “Sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 như sau: Bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 03, gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;…”.

Hôm nay một số ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng cho rằng qui định này không thực tế. Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến như sau:

- Thông tư mới được ban hành để cập nhật các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh nhằm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó giao Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Hướng dẫn thực hiện việc ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân".

-  Thông tư này được ban hành trong bối cảnh chúng ta đang triển khai xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng không giới hạn tuổi của thí sinh. Do đó mọi người dân có đủ điều kiện qui định và có nguyện vọng đều có thể dự thi (chính qui, liên thông, vừa làm vừa học...).

-  Ngày 22/5/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, văn bản này không có qui định giới hạn tuổi của Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, theo quy định về đối tượng được xét tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng" tại Điều 2 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP thì không chỉ người trong thời kỳ kháng chiến mà nhiều người trong thời kỳ hiện nay cũng có thể được phong tặng danh hiệu này.

Vì vậy, việc bổ sung "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng" là một trong đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh là phù hợp với quy định của Chính phủ và để đảm quyền lợi chính đáng của người có danh hiệu nêu trên khi tham gia tuyển sinh cao đẳng, đại học.

- Việc cập nhật các đối tượng ưu tiên theo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ vào qui chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần trách nhiệm của xã hội đối với những người có công với nước, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, dù biết rằng đối tượng bổ sung có thể rất ít.
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

thanhha

thanhha
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Hủy cộng điểm cho bà mẹ VN anh hùng thi đại học
Đó là tinh thần của Thông tư 28 ra ngày 16-7 của Bộ GD-ĐT nhằm bãi bỏ một số ưu tiên mà Thông tư 24 ra ngày 4-7 Bộ GD-ĐT đã quy định.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định bãi bỏ đối tượng ưu tiên 03 mà Thông tư 24 bổ sung để cộng 2 điểm ưu tiên khi thi đại học đối với: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Theo quyết định của Thông tư 28, Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng các bộ, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng cùng chịu trách nhiệm thi hành thông tư này.

Các bạn có thể tải Thông tư số 28/2013/TT-BGDĐT tại đây.

Nguồn: Tuổi trẻ

muctim

muctim
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo “sửa sai”, nghĩ về văn hóa xin lỗi và năng lực lắng nghe

Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 04/7/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo 13122010
1. Sau 12 ngày “thoi thóp” sống trong búa rìu dư luận, Thông tư số 24 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được “khai tử” và thay bằng Thông tư 28 với sự thay đổi duy nhất là bãi bỏ Quy định cộng điểm ưu tiên thi ĐH-CĐ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8-1945.

Mặc dù trước đó, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga đã kiên quyết khẳng định việc cộng 2 điểm ưu tiên này là phù hợp với quy định của Chính phủ, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người có danh hiệu cũng như thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.Và mặc dù được cả một ông Cục phó ở Bộ LĐTBXH biện hộ giúp, đây là việc lo cho tương lai vì rất có thể sẽ có MVNAH chỉ… hơn 30 tuổi. Thì cái “thông tư máy lạnh” này cũng đã phải tạm bỏ vào... một chỗ.

Dù “sửa sai” nhưng Thứ trưởng Ga vẫn khẳng định: thông tư...  không sai mà chỉ là… không phù hợp với thực tiễn. Và  “Sau khi lắng nghe ý kiến của dư luận, với tinh thần rất cầu thị, tiếp thu, chúng tôi quyết định bãi bỏ quy định đó”.

Nghe xong phát biểu mà nhiều người thấy có điều gì đó "ấm ức"! Đấy nhé! Chính Thứ trưởng đã thừa nhận mình làm “chính sách... chưa phù hợp với thực tiễn” đấy nhé!

Và cũng xin mở ngoặc, đây không phải là lần đầu tiên “Bộ Học” (Bộ Giáo dục và Đào tạo - PV) này “sửa sai” khi ban hành quy định không phù hợp. Trước đó, vào tháng 3, khi đưa ra quy định “người có bằng chứng gian lận thi cử không được phát tán thông tin cho người khác dưới bất cứ hình thức nào”, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng bị dư luận phản ứng vì sai với Luật Tố cáo, sau đó đã phải rút lại quy định này…

2. Thực ra, với cái “kết có hậu” này, sự việc sẽ êm đẹp và nhẹ nhàng hơn nhiều nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo không có những “cãi chày, cãi cối” kiểu “không sai chỉ là chưa phù phù hợp”.

Khổ! Sai thì đã làm sao!Chỉ không làm thì mới không sai. Làm, sai thì sửa. Nhưng vấn đề ở đây là cách lắng nghe, cách tiếp thu và văn hóa sửa sai.

Dư luận sẽ vô cùng xúc động và sẵn sàng bỏ qua nếu Thứ trưởng Ga (mà tốt nhất là Bộ trưởng Phạm Vũ Luận) đứng lên nói lời xin lỗi công luận, cám ơn báo chí phát hiện "lỗi sai sót" của Bộ. Xin lỗi các mẹ VNAH và người có công vì đã chạm tới tự ái của các bậc tôn kính khi đưa một chính sách phi thực tế, một chính sách mà đối tượng thụ hưởng không thể được hưởng.

Câu chuyện đắng lòng này cũng khiến người ta nhớ lại cách sửa sai của Bộ Xây dựng cách đây ít lâu khi ban hành quy định cấm xây các công trình nhại kiến trúc cổ điển Pháp – Châu Âu. Sau khi bị báo chí phản ứng, Bộ đã ra công văn đính chính, đề nghị các địa phương bỏ nội dung này khỏi văn bản vì… lỗi in ấn.

Cũng như cách giải thích của "Bộ Học" ở “thông tư cộng điểm”; cách “thanh minh – chối tội – đổ lỗi – tranh công” của bộ Xây dựng ở văn bản trên khiến người ta thấy ngày càng thương cho những người làm “nghề đánh máy”.

Cách xử lý của Bộ Xây dựng khi đó, khiến người ta nghĩ đến sự non nớt và yếu kém không chỉ ở trong việc xây dựng văn bản chính sách, pháp luật mà ở cả văn hóa hành xử khi mắc lỗi. Đường đường là một cơ quan Nhà nước, là những quan chức cấp cao, lỗi tư duy rất rõ ràng, vậy mà lại đi đổ cho “cậu đánh máy” thấp cổ bé họng. Chúng ta có những cách hay và nhân văn hơn rất nhiều khi xử lý “sửa sai” một vụ việc như vậy.

Kể thêm chuyện này là để thấy rằng, văn hóa xin lỗi, văn hóa lắng nghe ở ta đã “hỏng có hệ thống”.

3. Trên diễn đàn Quốc hội nhà sử học Dương Trung Quốc đã  nhiều lần có những ý kiến phát biểu hết sức tâm huyết và thẳng thắn về “năng lực lắng nghe”.

Ông cho rằng, chính bộ máy công quyền đang quá khắt khe cảnh giác để rồi hành xử có phần vụng về thậm chí một số trường hợp đã thô bạo đối với một bộ phận nhân dân, làm phương hại đến hình ảnh của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nguyên nhân đáng quan ngại nhất dẫn đến điều này là “năng lực lắng nghe” của một số người làm công tác chính quyền, chính sách đang rất hạn chế.

Nói về “năng lực lắng nghe” là nói đến khả năng tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy, chính xác và đưa ra những chỉ đạo, điều hành một cách kịp thời, đúng đắn. Đó là khả năng lắng nghe không chỉ những ý kiến đồng thuận mà cả những ý kiến trái chiều một cách hết sức nghiêm túc và cầu thị.

Lâu nay chúng ta có tiếp thu những đóng góp, phản biện xã hội về các vấn đề quốc kế dân sinh, song nhiều khi chỉ là “nghe rồi để đấy” và nhiều vấn đề còn bị “bỏ ngoài tai”. Hậu quả về kinh tế - xã hội của sự thiếu lắng nghe này không thể kể và đo lường hết. Và cái mất lớn nhất là mất lòng tin, không tập hợp được sức mạnh xã hội.

“Năng lực lắng nghe” ở một góc độ nhất định, đó là “hàn thử biểu” của mức độ dân chủ hoá. Bất kỳ một chính sách xã hội nào khi được áp dụng vào đời sống, bên cạnh mặt tích cực thì còn có những khiếm khuyết, tồn tại; lúc này vai trò phản biện là hết sức quan trọng. Và, người lãnh đạo, lúc này cần hết sức phát huy “năng lực lắng nghe”.

Và, những người có năng lực lắng nghe thật sự, sẽ biết cách hành xử có văn hóa; họ sẽ có văn hóa xin lỗi. Bởi họ hiểu, biết cúi đầu thì mới có thể ngẩng cao đầu.

Nguồn: GDVN

thanhha

thanhha
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Đối tượng ưu tiên tuyển sinh tăng vọt
Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 04/7/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Uu-tie10Phụ huynh và thí sinh xem xét thông tin xét tuyển bổ sung tại Trường ĐH Văn Lang
Nhiều thí sinh lúc ban đầu không đủ điểm nhưng nhờ Thông tư 24 về điều chỉnh đối tượng ưu tiên nên đã trúng tuyển ĐH vào giờ cuối.

Điều này khiến chỉ tiêu xét tuyển bổ sung ở một số trường giảm đi, mất cơ hội xét tuyển cho những thí sinh (TS) điểm còn cao.

Từ rớt thành đậu

Thông tư 24 do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 4.7.2013 bổ sung một số đối tượng ưu tiên tuyển sinh. Sau đó, ngày 24.7, Bộ có văn bản hướng dẫn các trường nhận hồ sơ bổ sung hưởng ưu tiên trong tuyển sinh. Theo văn bản này, Bộ quy định từ ngày 26.7 - 9.8.2013, TS thuộc đối tượng ưu tiên bổ sung nộp hồ sơ chứng nhận cho trường đăng ký dự thi. Các trường phải tổ chức xét tuyển những TS nộp bổ sung hồ sơ đề nghị xét hưởng chính sách ưu tiên hoặc cấp giấy chứng nhận kết quả thi cho những TS này theo quy định.

Những thông báo, quy định này phát sinh sau khi các trường đã lên kế hoạch xét tuyển bổ sung nên ảnh hưởng không ít đến chỉ tiêu xét tuyển thêm của các trường. Nhiều trường đã công bố chỉ tiêu xét tuyển bổ sung, nay tiếp nhận thêm một số TS trúng tuyển được ưu tiên theo Thông tư 24 nên sẽ phải điều chỉnh số lượng TS gọi thêm.

Cộng thêm 2 điểm

Điểm c, khoản 1, điều 1 Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4.7.2013 bổ sung đối tượng ưu tiên 04 gồm: Con của Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; con của người có công giúp đỡ cách mạng. Các đối tượng này trước đây không được ưu tiên nay được ưu tiên 2 điểm.
Chẳng hạn, tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, theo thạc sĩ Tạ Quang Lâm, Trưởng phòng Đào tạo, những ngày vừa qua, trường đã xét duyệt trên 30 hồ sơ của TS được bổ sung ưu tiên theo đối tượng. Điều này gây ra một số xáo trộn trong công tác tuyển sinh vì trường đã công bố số lượng chỉ tiêu xét tuyển bổ sung, nay các TS này trúng tuyển khiến trường phải cân đối lại chỉ tiêu của các ngành.

Thống kê tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cho thấy, có thêm 9 TS diện này. Trong đó có 2 TS từ rớt thành đậu, 7 TS còn lại nhờ vậy đều có điểm trên sàn để xét tuyển bổ sung…

Phụ huynh đòi kiện cả... Bộ GD-ĐT

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM lại phát sinh thêm tình huống khác. Nhiều TS nhờ thông tư này mà điểm thi nâng lên nên đến trường yêu cầu cấp lại giấy báo điểm (thuộc ưu tiên mới) để xét tuyển bổ sung.

Sáng ngày 29.8, một phụ huynh tại Đồng Nai, có con thi vào trường này rất căng thẳng với nhân viên phòng đào tạo. Phụ huynh này cho biết: không biết thông tin về bổ sung đối tượng ưu tiên vì ở xa, thiếu các phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời gian qua, ban giám hiệu trường THPT nơi con của phụ huynh này theo học cũng không biết gì về điều này. Đến nay, phụ huynh mới biết thông tin và đòi hỏi quyền lợi cho con mình. Tuy nhiên, vì đã quá thời hạn nhận hồ sơ bổ sung ưu tiên của TS nên trường không cấp lại giấy báo điểm nữa. Phụ huynh này cho biết sẽ... kiện cả Bộ GD-ĐT vì phải đặt ra thời gian các trường nhận hồ sơ TS thuộc đối tượng ưu tiên bổ sung ít nhất là đến hết thời gian xét tuyển.


“Loạn“ phiếu báo điểm
Thí sinh V.V.H, thi khối A vào Trường ĐH Giao thông vận tải (cơ sở 2) nhận phiếu báo điểm là 11,75 điểm. Khi TS đem phiếu này gửi hồ sơ xét tuyển tại một số trường ĐH thì các trường không dám nhận. Do dữ liệu mà Trường ĐH Giao thông vận tải (cơ sở 2) gửi về Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ GD-ĐT, V.V.H chỉ được 10,75 điểm (ít hơn 1 điểm so với phiếu báo điểm). Các trường nhận hồ sơ xét tuyển của V.V.H đề nghị trường có công văn xác nhận mới dám nhận hồ sơ.

Có một số trường CĐ lại cấp luôn... giấy chứng nhận kết quả thi ĐH. Đơn cử, V.Q.T (Lâm Đồng) thi ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử vào Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng được trường này cấp giấy chứng nhận kết quả thi ĐH năm 2013 để xét tuyển. Các trường CĐ: Công thương, Công nghệ thông tin TP.HCM cũng cấp giấy chứng nhận kết quả thi ĐH tương tự cho thí sinh.
Nguồn: Thanh niên

thanhha

thanhha
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Không kéo dài thời gian nhận hồ sơ ưu tiên
Ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, cho biết: “Các đối tượng bổ sung ưu tiên theo Thông tư 24 phải đáp ứng được 2 điều kiện theo quy định của Chính phủ: có huân, huy chương và có quyết định trợ cấp của Sở LĐ-TB-XH các tỉnh, thành”. Ông Nghĩa cũng cho hay ngay từ khi ban hành thông tư, Bộ đã thông tin lên website của Bộ và trên VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam. Quy định thời hạn nộp hồ sơ từ ngày 26.7 - 9.8 vì theo lịch tuyển sinh, ngày 10.8 các trường đã phải hoàn tất số lượng thí sinh trúng tuyển và chuyển dữ liệu thí sinh cho các trường không thi để xét tuyển. Vì thế, ông Nghĩa khẳng định không thể kéo dài thời hạn nhận hồ sơ bổ sung xét tuyển vì nhiều trường đã bắt đầu năm học mới từ đầu tháng 9; lịch trình tuyển sinh Bộ đã quy định cũng sẽ bị xáo trộn.
Nguồn: Thanh niên

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 04/7/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Flags_1