Thực tế trong nhà trường, nhiều học sinh rất ngại và lười rèn tập làm văn nghị luận, nên khi làm bài, thường lúng túng và mắc nhiều lỗi. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả các bài làm văn điểm rất thấp, khó có em nào đạt được điểm tối đa. Thậm chí nhiều bài các em viết hết sức ngô nghê, diễn ý vụng về, viết từ, câu sai.
Để có thể viết một bài văn hay, đạt điểm cao, nhất là cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Đại học, Cao đẳng sắp tới, trước hết các em phải kiên trì rèn tập viết một bài văn sao cho đúng, chuẩn, tránh được các lỗi, nhất là các lỗi sai thường gặp:
BÀI LÀM LẠC ĐỀ:
Đây là lỗi sai nặng nhất trong làm văn. Bài làm lạc đề là bài làm bị sai lạc cả nội dung và phương pháp. Bài nào mắc phải lỗi này sẽ dễ bị điểm “0”. Bài lạc đề là do các em không chịu đọc kỹ đề, không xác định đúng được các yêu cầu của đề ra, không nắm phương pháp làm bài, hoặc chỉ chăm chăm chú chú học thuộc lòng văn mẫu để đối phó…
Để tránh trường hợp này, trước hết cần phải đọc đề thật kỹ, sau đó cẩn trọng xác định thật chính xác 3 yêu cầu đề ra:
- Yêu cầu về nội dung nghị luận. Đây là yêu cầu quan trọng nhất.
- Yêu cầu về phương pháp – cách thức nghị luận (nghị luận bằng cách nào? Phân tích hay chứng minh, hay bình giảng…)
- Yêu cầu về phạm vi nghị luận (nghị luận ở đâu? Tác phẩm nào? Đoạn trích nào? Giai đoạn văn học nào? Của tác giả nào? Trích đoạn nào?...)
Tiếp theo nên vạch ra trước một dàn ý, có thể chỉ xác định các ý chính (luận điểm) và một số ý phụ cơ bản, sau đó sắp xếp trật tự triển khai ý nào trước, ý nào sau sao cho logic, hợp lý.
Lưu ý: Khi làm bài phải xác định đúng ý trọng tâm để tập trung làm kỹ, đi sâu ý đó. Tránh nghị luận dàn đều, ý nào cũng đi như nhau, bài sẽ dàn trải, dễ lan man, mơ hồ.
BÀI LÀM SAI KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Bài văn mắc phải lỗi này coi như “liệt vị”, khó hy vọng có điểm trên trung bình. Sai kiến thức cơ bản thường gặp là nhớ nhầm kiến thức văn học sử, giai đoạn văn học, trào lưu văn học, kiến thức về tác giả, tác phẩm; nhầm lẫn kiến thức của tác giả, tác phẩm này sang tác giả, tác phẩm khác…
Để chữa lỗi này chỉ có cách các em phải học thuộc và nắm thật vững, thật chính xác các kiến thức đã học, không nên “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
MỞ BÀI KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU, CHƯA GIỚI THIỆU ĐƯỢC VẤN ĐỀ:
Mở bài là đặt vấn đề, giới thiệu vấn đề nghị luận. Mở bài một bài văn tốt sẽ tạo ấn tượng tốt cho người đọc, người chấm. Ai cũng biết vậy. Nhưng để có một mở bài tốt, một mở bài đúng, không phải học sinh nào cũng làm được. Nhiều em không biết mở bài, mà đúng hơn là chưa chú ý mở bài sao cho đúng, cho hay. Các em cứ đặt bút là viết theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy, không chịu để ý đề yêu cầu nghị luận cái gì, cứ viết chung chung, tràn lan, linh tinh, không có chọn lọc. Cho nên viết xong mở bài rồi chuyển xuống làm thân bài mà chưa thấy nêu ra được vấn đề đề yêu cầu nghị luận là gì cả. Những bài như vậy dù phần dưới có viết nhiều mấy cũng trở nên mơ hồ, dễ lạc đề, lệch đề, điểm sẽ rất thấp. Lại có nhiều em mới bước vào là giải quyết vấn đề luôn, không có mở bài, không giới thiệu, mào đầu, bố cục gì hết.
Để khắc phục trường hợp này cần đọc kỹ đề, xác định chính xác vấn đề nghị luận. Đề yêu cầu nghị luận vấn đề gì thì trong mở bài phải đặt ra được vấn đề ấy, nếu vấn đề nằm trong một nhận định thì mở bài cần phải trích nguyên nhận định ấy vào. Mở bài phải nằm tách khỏi thân bài, là một đoạn văn tách biệt, đặt ở đầu bài văn, thụt đầu dòng, chấm xuống dòng đầy đủ.
DÙNG TỪ KHÔNG CHÍNH XÁC, SAI CHÍNH TẢ, DÙNG TIẾNG VIỆT THIẾU TRONG SÁNG:
Cẩu thả, tùy tiện, thiếu ý thức tôn trọng tiếng Việt là nguyên nhân dẫn đến lỗi này. Đây lại là lỗi mà hầu như em nào cũng mắc, không nhiều thì ít, không nặng thì nhẹ. Lỗi này cũng làm các em bị mất nhiều điểm đáng tiếc. Thay vì trả lời đúng hết ý, các em sẽ được trọn điểm của câu, nhưng vì dính lỗi này nên bị trừ điểm. Có những lỗi sai nhỏ, lỗi không đáng kể giám khảo có thể bỏ qua. Nhưng có lỗi không thể tha thứ được vì các em dùng từ, viết từ quá tùy tiện, ngô nghê, rất khó chấp nhận.
Ví dụ: Thái độ bàng quan lại viết: bàng quang, vật gia bảo lại viết gia truyền, người đọc lại viết người độc,… rồi thì tiếng Anh, tiếng Pháp dùng chung với tiếng Việt... Đây là những lỗi tối kỵ phải tuyệt đối tránh.
Để có thể viết một bài văn hay, đạt điểm cao, nhất là cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Đại học, Cao đẳng sắp tới, trước hết các em phải kiên trì rèn tập viết một bài văn sao cho đúng, chuẩn, tránh được các lỗi, nhất là các lỗi sai thường gặp:
BÀI LÀM LẠC ĐỀ:
Đây là lỗi sai nặng nhất trong làm văn. Bài làm lạc đề là bài làm bị sai lạc cả nội dung và phương pháp. Bài nào mắc phải lỗi này sẽ dễ bị điểm “0”. Bài lạc đề là do các em không chịu đọc kỹ đề, không xác định đúng được các yêu cầu của đề ra, không nắm phương pháp làm bài, hoặc chỉ chăm chăm chú chú học thuộc lòng văn mẫu để đối phó…
Để tránh trường hợp này, trước hết cần phải đọc đề thật kỹ, sau đó cẩn trọng xác định thật chính xác 3 yêu cầu đề ra:
- Yêu cầu về nội dung nghị luận. Đây là yêu cầu quan trọng nhất.
- Yêu cầu về phương pháp – cách thức nghị luận (nghị luận bằng cách nào? Phân tích hay chứng minh, hay bình giảng…)
- Yêu cầu về phạm vi nghị luận (nghị luận ở đâu? Tác phẩm nào? Đoạn trích nào? Giai đoạn văn học nào? Của tác giả nào? Trích đoạn nào?...)
Tiếp theo nên vạch ra trước một dàn ý, có thể chỉ xác định các ý chính (luận điểm) và một số ý phụ cơ bản, sau đó sắp xếp trật tự triển khai ý nào trước, ý nào sau sao cho logic, hợp lý.
Lưu ý: Khi làm bài phải xác định đúng ý trọng tâm để tập trung làm kỹ, đi sâu ý đó. Tránh nghị luận dàn đều, ý nào cũng đi như nhau, bài sẽ dàn trải, dễ lan man, mơ hồ.
BÀI LÀM SAI KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Bài văn mắc phải lỗi này coi như “liệt vị”, khó hy vọng có điểm trên trung bình. Sai kiến thức cơ bản thường gặp là nhớ nhầm kiến thức văn học sử, giai đoạn văn học, trào lưu văn học, kiến thức về tác giả, tác phẩm; nhầm lẫn kiến thức của tác giả, tác phẩm này sang tác giả, tác phẩm khác…
Để chữa lỗi này chỉ có cách các em phải học thuộc và nắm thật vững, thật chính xác các kiến thức đã học, không nên “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
MỞ BÀI KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU, CHƯA GIỚI THIỆU ĐƯỢC VẤN ĐỀ:
Mở bài là đặt vấn đề, giới thiệu vấn đề nghị luận. Mở bài một bài văn tốt sẽ tạo ấn tượng tốt cho người đọc, người chấm. Ai cũng biết vậy. Nhưng để có một mở bài tốt, một mở bài đúng, không phải học sinh nào cũng làm được. Nhiều em không biết mở bài, mà đúng hơn là chưa chú ý mở bài sao cho đúng, cho hay. Các em cứ đặt bút là viết theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy, không chịu để ý đề yêu cầu nghị luận cái gì, cứ viết chung chung, tràn lan, linh tinh, không có chọn lọc. Cho nên viết xong mở bài rồi chuyển xuống làm thân bài mà chưa thấy nêu ra được vấn đề đề yêu cầu nghị luận là gì cả. Những bài như vậy dù phần dưới có viết nhiều mấy cũng trở nên mơ hồ, dễ lạc đề, lệch đề, điểm sẽ rất thấp. Lại có nhiều em mới bước vào là giải quyết vấn đề luôn, không có mở bài, không giới thiệu, mào đầu, bố cục gì hết.
Để khắc phục trường hợp này cần đọc kỹ đề, xác định chính xác vấn đề nghị luận. Đề yêu cầu nghị luận vấn đề gì thì trong mở bài phải đặt ra được vấn đề ấy, nếu vấn đề nằm trong một nhận định thì mở bài cần phải trích nguyên nhận định ấy vào. Mở bài phải nằm tách khỏi thân bài, là một đoạn văn tách biệt, đặt ở đầu bài văn, thụt đầu dòng, chấm xuống dòng đầy đủ.
DÙNG TỪ KHÔNG CHÍNH XÁC, SAI CHÍNH TẢ, DÙNG TIẾNG VIỆT THIẾU TRONG SÁNG:
Cẩu thả, tùy tiện, thiếu ý thức tôn trọng tiếng Việt là nguyên nhân dẫn đến lỗi này. Đây lại là lỗi mà hầu như em nào cũng mắc, không nhiều thì ít, không nặng thì nhẹ. Lỗi này cũng làm các em bị mất nhiều điểm đáng tiếc. Thay vì trả lời đúng hết ý, các em sẽ được trọn điểm của câu, nhưng vì dính lỗi này nên bị trừ điểm. Có những lỗi sai nhỏ, lỗi không đáng kể giám khảo có thể bỏ qua. Nhưng có lỗi không thể tha thứ được vì các em dùng từ, viết từ quá tùy tiện, ngô nghê, rất khó chấp nhận.
Ví dụ: Thái độ bàng quan lại viết: bàng quang, vật gia bảo lại viết gia truyền, người đọc lại viết người độc,… rồi thì tiếng Anh, tiếng Pháp dùng chung với tiếng Việt... Đây là những lỗi tối kỵ phải tuyệt đối tránh.
Nguyễn Thị Hồng Cảnh (GV Văn Trường THPT Chu Văn An - Ninh Thuận)