Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thaodo

thaodo
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú
Ngày 09/5/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 2998/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Các bạn có thể xem và tải Công văn số 337/KTKĐCLGD-KT về tại đây.

BGDĐT chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 Thpt10

muctim

muctim
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Xung quanh câu chuyện Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 2998/2013 về chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Trong đó quy định báo chí phải trao đổi với cơ quan chức năng trước khi đăng thông tin liên quan đến tiêu cực trong thi cử. Quy định này ngay lập tức vấp phải phản ứng của dư luận.

Không ổn...

PGS Văn Như Cương khi nghe thông tin về văn bản này ông đã thấy ngay sự bất hợp lí trong đó, PGS Văn Như Cương cho biết cái lí trong văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi các tỉnh là không ổn. Rõ ràng báo chí có chức năng của báo chí, thấy có sai sót, tiêu cực thì phải phản ánh và chịu trách nhiệm về sự đúng sai của mình. Báo chí không thể phát hiện ra tiêu cực rổi đi báo cáo với cơ quan chức năng hay công văn để trước khi đăng, và thêm nữa, cơ quan hành chính có chức năng của họ, báo chí có chắc năng của báo chí chí.

BGDĐT chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 55503510
PGS Văn Như Cương

“Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể can thiệp như vậy được. Việc ban hành văn bản này tôi thấy không nên, không đúng, không hợp lí. Lo sợ tiêu cực ai chả lo sợ, nhiệm vụ của Bộ là phải chỉ đạo cho các Hội đồng thi chống lại những hành động sai trái chứ không phải đi ban hành, và làm vòng ngoài giống như “nếu phát hiện ra sai trái thì phải báo cáo với chúng tôi”, tôi cho là không phải” - PGS Văn Như Cương thẳng thắn.

Ông nói tiếp, tự bản thân của Bộ nên làm tốt hơn để chống tiêu cực, nếu báo chí có phát hiện ra tiêu cực thì Bộ phải chịu, thậm chí phải cám ơn báo chí về những phát hiện đó. Và, vụ việc tiêu cực tại Đồi Ngô (Bắc Giang) năm trước là một ví dụ.

Không nên can thiệp theo kiểu "bịt mồm" báo chí

Cũng đồng quan điểm, thầy Đỗ Việt Khoa (một người chống tiêu cực trong thi cử những năm gần đây) cho biết, việc Bộ ban hành văn bản này là chuyện không lạ đối với dư luận và giới phóng viên nói chung.

“Tôi được biết rất nhiều cơ quan chức năng can thiệp vào chức năng của báo chí theo kiểu “bịt mồm” báo chí, đề nghị báo không đăng việc này, việc kia. Nên dư luận trong thời gian qua thường tìm tới các luồng thông tin không chính thống để đọc. Đó là thiệt thòi lớn trong thời đại thông tin hiện nay. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ra văn bản này cũng rất giống với nhiều địa phương khác chỉ đạo như việc như vậy, can thiệp nhằm không muốn báo chí đưa tin sự thật các vấn đề tại địa phương” thầy Đỗ Việt Khoa nêu thực trạng.

Nhận định của thầy Khoa, trong vòng 3 tháng nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành 2 văn bản vấp phải sự phản ứng của dư luận. Trước đó, trong Thông tư 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Trong đó, nội dung cơ bản là hạn chế quyền cung cấp thông tin vi phạm là trái với Luật khiếu nại tố cáo.

Cũng theo thầy Đỗ Việt Khoa, lần ban hành văn bản này câu từ không được rõ nhưng rõ ràng cũng ám chỉ rằng, Chủ tịch các tỉnh phải gây "sức ép" với báo chí để đăng tin không đúng luật. Thầy Khoa cho biết, đây chẳng khác gì là “luật rừng” của các địa phương. Ngược lại, để cho ngành được phát triển, trong sạch, nếu xảy ra tiêu cực các địa phương phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí để làm rõ vấn đề chứ không thể Bộ GD&ĐT chỉ đạo địa phương nói với báo chí hạn chế không đăng tải, vì đây là Luật báo chí.

“Cá nhân tôi thấy nếu Bộ vi phạm các quy định của pháp luật thì không việc gì chúng tôi phải tuân thủ quy định đó, chúng tôi tuân thủ theo luật pháp. Từ khi xảy ra vụ tiêu cực ở Đồi Ngô, cách điều hành trả lời báo chí của lãnh đạo ngành thấy rõ không hoan ngênh người tố cáo. Bộ biết có tiêu cực nhưng không cầu toàn xử lí” thầy Đỗ Việt Khoa bày tỏ.

BGDĐT chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 Images14
Hình ảnh từ vụ tiêu cực ở Đồi Ngô
Bức xúc hơn, thầy Khoa cho rằng Bộ ban hành văn bản này là gián tiếp phá hoại ngành giáo dục. Quan điểm của ông là nên công khai cho báo chí, nếu "bịt mồm" dư luận theo kiểu này cái xấu sẽ có cơ hội bung ra lâu dài, việc này đã và đang diễn ra.

“Mình là ngành giáo dục, muốn làm gương cho xã hội phải ban hành văn bản đúng luật, có tính khả thi và văn bản cũng như việc làm phải hết sức công minh, có thế mới giáo dục được lớp trẻ sống theo đúng tinh thần dân chủ văn minh”. Thầy Khoa nhấn mạnh.

Một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục (đề nghị giấu tên) cũng bày tỏ, khi ban hành văn bản này Bộ đã vi phạm Luật báo chí. Ở ngành giáo dục quá trình vận hành phải phù hợp, phải tuân thủ trong Luật giáo dục. Muốn gì, ý kiến, chỉ thị của Bộ trưởng không bằng Luật giáo dục.

Vị chuyên gia này nói tiếp, trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng của bất kì bộ môn nào, để có được sự phát triển thì cần phải xã hội hóa, không chỉ ngành giáo dục, để đối mới toàn diện và triệt để (cơ quan, ban ngành, các lực lượng xã hội, trong đó báo chí là một trong những cơ quan có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành, đó là cơ quan phản biện).

Nói về việc ban hành văn bản 2998/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vị chuyên gia này thẳng thắn: “Tôi không đồng ý quan điểm đó, báo chí có luật của báo chí. Trong sự phát triển giáo dục, đặc biệt những tờ báo liên quan tới mảng giáo dục, văn hóa giáo dục cần thể hiện vai trò của mình, cùng ngành giáo dục đấu tranh, lên án tiên cực để tránh tiêu cực đi”.

Phân tích chức năng, vai trò của báo chí vị này cho biết, bài học từ các vụ việc trong xã hội đều do báo chí làm trước, sau đó cơ quan dựa trên cơ sở thông tin đó mới tìm hiểu, phân tích và điều tra. Báo chí có chức năng làm lành mạnh xã hội, muốn lành mạnh phải phê phán, lên án. “Nếu không có hình ảnh của Đồi ngô năm trước chắc gì năm nay đã có đổi mới, tôi vẫn nói rất đau lòng về Đồi Ngô những cũng rất cám ơn Đồi Ngô.

Cũng như thế, nếu không có vụ xé tài liệu môn Sử ở trường THPT Nguyễn Hiền thì xã hội vẫn tưởng môn Sử vẫn là môn quan trọng, phải cám ơn những vụ việc đó, từ đó thức tỉnh, cảnh báo để xã hội cùng chung tay, góp sức làm lành mạnh ngành giáo dục này” vị này dẫn chứng sự cần thiết của thông tin báo chí.


“Không có giới hạn việc đưa thông tin sai phạm trong thi cử lên mặt báo”
Tờ Người lao động dẫn lời Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bên hành lang Quốc hội sáng nay, Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã có giải thích xung quanh việc ban hành văn bản 2998/2013, ông nói: Không ai nói là cấm đăng tin, tôi vẫn quyết định cho mang phương tiện ghi âm, ghi hình và phản ảnh, đưa tin. Các bạn phóng viên nhận được những thông tin đó thì cứ đăng, thậm chí là phản ảnh với trường, với Bộ. Nơi nào đó tiếp nhận mà không xử lý thì báo chí cứ phản ảnh và đăng cả những thông tin chúng tôi đã phản ảnh mà cơ quan này, ông này bà kia không xử lý thông tin thấu đáo về những tiêu cực trong giáo dục.

Tôi đề nghị các địa phương trao đổi để các cơ quan báo chí cân nhắc việc đó để phối hợp và không có giới hạn việc đưa thông tin sai phạm trong thi cử lên mặt báo. Báo chí phản ảnh sẽ tạo nên sức ép để cả xã hội đấu tranh với chuyện tiêu cực trong giáo dục một cách sát sao. Nhưng tôi cho rằng khi báo chí đưa tin cần thận trọng, nhiều khi nghe thông tin một cái là đưa, nhất là lúc các em học sinh đang làm bài mà tiếp nhận được thông tin ấy là sốc, không làm được bài.

Tôi cho rằng báo chí có thể trao đổi với công an và cơ quan thanh tra về Giáo dục và Đào tạo và phối hợp điều tra, xác minh, bóc tách để xử lý. Nếu các bạn đã cung cấp rồi và chỗ nào đó nhận tin mà ỉm đi và không xử lý, các bạn đăng lên là chúng tôi đã báo cáo chỗ này, chỗ kia nhưng không xử lý thì Bộ không bao giờ bao che. Chúng ta nên chống tiêu cực trong giáo dục một cách có trách nhiệm, chất lượng để đảm bảo môi trường thi cử cho các em học sinh được yên tĩnh và chúng ta không bị những thông tin của những người hoặc vô tình hoặc cố ý làm mất ổn định môi trường sư phạm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thông báo chỉ đạo các cơ quan báo chí trao đổi kỹ với cơ quan có trách nhiệm trước khi đăng tin về những sai phạm, tiêu cực trong thi cử là để cân nhắc cho kỹ và định hướng dư luận cho chuẩn. Vì đã có hiện tượng báo này, báo kia, nhất là các báo “mạng”, nghe là đăng, xong mai sự việc không có thật lại đăng là không có. Việc này để lại hậu quả cho các em học sinh vì không có môi trường yên tĩnh để làm bài thi bởi những thông tin sai sự thật về tiêu cực, gian lận trong thi cử.

Nguồn: GDVN

thanhha

thanhha
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Lo cho thi một, lo báo chí mười

BGDĐT chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 Bo-tru10
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận
Thử hỏi giá trị pháp lý của công văn kia và lời phân bua của Bộ trưởng ở hành lang Quốc hội cái nào hơn?

Hôm trước thấy công văn của Bộ Giáo dục Đào tạo yêu cầu lãnh đạo tỉnh, thành phố phải chỉ đạo báo chí trao đổi kỹ với cơ quan chức năng trước khi đăng tải thông tin tiêu cực thi cử, mình đã dựng hết tóc gáy.

Hôm nay, thấy Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói lại rằng không có chuyện “chỉ đạo báo chí”. Không những thế, Bộ còn nghiêm khắc với tiêu cực. Bằng chứng là kiên quyết cho đem máy ghi âm ghi hình vào phòng thi; rồi Bộ trưởng còn ngợi ca công lao báo chí vạch mặt tiêu cực, trong khi chưa một đơn vị nào của Bộ phát hiện ra.

Thấy Bộ trưởng nói thế anh em báo chí cũng bớt lo, đỡ buồn, nhưng vẫn băn khoăn. Thử hỏi giá trị pháp lý của công văn kia và lời phân bua của Bộ trưởng ở hành lang Quốc hội cái nào hơn?

Rõ ràng phải thực hiện theo công văn có dấu đỏ và chữ ký hẳn hoi chứ lời Bộ trưởng qua báo chí liệu có chuẩn xác?! Biết đâu báo chí lại diễn đạt sai lệch? Đấy là chưa kể lỗi đánh máy, giờ nhiều lắm.

Nhưng thực thi cái công văn của Bộ trưởng cũng chẳng đơn giản.

Trước nay “báo trung ương” phanh phui tiêu cực giáo dục là chính chứ “báo địa phương” (nơi lãnh đạo tỉnh trực tiếp quản lý) phát hiện được mấy. Chẳng phải anh em làm báo ở những tờ này kém. Có thể họ biết rất sớm, biết nhiều, biết rõ là đằng khác, nhưng vì lý do này lý do kia nên thông tin chưa xuất hiện.

Báo không do lãnh đạo tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý thì can thiệp thế nào đây mà đòi “chỉ đạo”!?

Về phía phóng viên, nếu tuân thủ chỉ đạo của Bộ trưởng thì phải trao đổi với “cơ quan chức năng” nào khi phát hiện tiêu cực? Chủ tịch hội đồng thi của trường, công an hay lãnh đạo tỉnh, thành phố? Mà nghe việc này nó kỳ kỳ thế nào.

Nếu một đơn vị rắp tâm làm sai thì việc trao đổi với cơ quan chức năng khác gì thấy trộm vào nhà, chủ nhà thò đầu ra khỏi màn hỏi có đúng anh là ăn trộm không, để tôi gọi công an?

Thấy Bộ trưởng trình bày với phóng viên ở hành lang Quốc hội mà hoang mang! Hoang mang vì cách đây hai tháng, Bộ vừa ra quy định sai, dư luận phản ứng, phải rút lại. Đó là quy chế thi 2013, yêu cầu phải gửi thông tin tiêu cực thi cử đến nơi quy định, không được phát tán cho người khác.

Hai quy định “nóng bỏng” đều liên quan đến truyền thông và thi cử đủ thấy Bộ trưởng lo thi một, lo báo chí mười.

Nguồn: VOV

thaodo

thaodo
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú
Ngày 24/5/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 3507/BGDĐT-VP về việc Chấn chỉnh việc dạy thêm và thu góp trái quy định trong kỳ thi TN THPT.

Các bạn có thể xem và tải Công văn số 3507/BGDĐT-VP tại đây.

Nguồn: BGD&ĐT

thaodo

thaodo
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú
Ngày 20/6/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4189/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc Báo cáo nhanh tình hình thi ĐH, CĐ năm 2013.

Các bạn có thể xem và tải Công văn số 4189/BGDĐT-KTKĐCLGD tại đây.

Nguồn: BGD&ĐT

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
BGDĐT chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 Flags_1