Chắc hẳn các bạn đều đã ít nhất một lần thắc mắc tại sao sau khi thưởng thức một bữa ăn thì chúng ta lại buồn ngủ? Liệu có phải do loại thức ăn chúng ta ăn hay không?
Khi chúng ta đang ăn, dạ dày sản xuất ra gastrin, một loại hormone thúc đẩy sự tiết dịch tiêu hoá. Khi thức ăn vào ruộn non, các tế bào trong ruột non tiết ra hormone nhiều hơn, ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan khác, kể cả lưu lượng máu.
Nhưng liệu có phải điều này gây ra cơn buồn ngủ ? Đúng là như vậy, khi dạ dày đang tiêu hoá thức ăn, máu dồn nhiều hơn xuống dạ dày và ruột để nhận các chất vừa được chuyển hoá từ thức ăn và vận chuyển đến các tế bào khắp cơ thể. Điều này gây ra mất cân bằng lưu lượng máu trong cơ thể, và có thể gây ra hiện tượng choáng, chóng mặt hoặc mệt mỏi.
Từ nhiều năm nay, các nhà nghiên cứu đã điều tra về mối liên hệ giữa thực phẩm và buồn ngủ. Nếu chúng ta hiểu thêm về giấc ngủ, chúng ta sẽ nghiên cứu chuyên sâu hơn về những gì gây nên bệnh béo phì, bệnh tiểu đường cũng như xơ vữa động mạch.
Trước đây chúng ta đã biết bữa ăn mất cân bằng dinh dưỡng – thường là nhiều chất béo –có liên quan đến cảm giác buồn ngủ. Nhưng ngay cả những bữa ăn được cân bằng chất dinh dưỡng hoặc giàu protein vẫn gây ra cảm giác buồn ngủ. Vậy đâu là nguyên nhân chính ?
Các nhà khoa học ở Đức đã ghi nhận rằng bữa ăn có nhiều Carbohydrate và Glycemic ( đồng nghĩa việc chúng giải phóng đường vào máu một cách nhanh chóng) gây ra sự gia tăng các hormone insulin. Insulin thúc đẩy sự hấp thụ và sử dụng glucose từ máu sau bữa ăn. Và nó còn cho phép một axit amin đặt biệt được gọi là Trytophan xâm nhập vào não bộ.
Điều này khá quan trọng vì trytophan được chuyển đổi thành chất khác trong não gọi là serotonin, một hoá chất báo hiệu cho hệ thống dẫn truyền thần kinh thường được tạo ra khi buồn ngủ, đặc biệt ở trẻ em.
Về tổng quan, chúng ta cơ bản đã có thể biết tại sao sau khi ăn chúng ta thường buồn ngủ, nhưng thực tế là chúng ta vẫn chưa thể hiểu hết các nguyên nhân vì nó là một vấn đề rất phức tạp.
Chúng ta biết rằng các hormone trong ruột gọi là enterogastrones, được tạo ra khi ăn có ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Và một số nhưng kích thích tố có thể trực tiếp làm cho chúng ta buồn ngủ. Chúng ta cũng biết carbohydrates cũng thúc đẩy sự sản xuất insulin sau bữa ăn, thúc đẩy quá trình xâm nhập vào não của trytophan.
Và bạn nên làm gì để tránh buồn ngủ - thậm chí có thể ngủ gật sau bữa ăn ? Sau đây là một vài gợi ý nhỏ:
- Đừng ăn quá nhiều, chú ý khẩu phần ăn của bạn.
- Cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn, nên có protein và carbohydrate với tỉ lệ 1-2. Bao gồm rau, củ và dầu thực vật, hạn chế mỡ động vật.
- Tránh bỏ những bữa ăn chính trong ngày. Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Nguồn: GENK