Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng họ đã hiểu lý do vì sao cận thị đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết: những người trẻ tuổi hiện dành quá nhiều thời gian để ở trong nhà.
Uớc tính cho thấy có đến ⅓ dân số thế giới mắc bệnh cận thị vào cuối thập kỷ này. Cận thị là căn bệnh thường được khắc phục dễ dàng với kính, kính áp tròng hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, hoàn toàn không thể xem thường vì nó lại là nguy cơ dẫn đến các bệnh về mắt nghiêm trọng như: tăng nhãn áp, bong võng mạc và đục thủy tinh thể.
Nếu không có kính, rất nhiều người không thể nhìn thấy sự vật một cách rõ ràng
Các nghiên cứu được thực hiện vào những năm 1960 cho thấy ADN cũng có tác động đến bệnh cận thị. Tuy nhiên, cách đây 400 năm, người ta có lẽ đã biết gen không phải là vấn đề duy nhất dẫn đến cận thị. Nhà thiên văn học Johannes Kepler từng nghĩ rằng tầm nhìn của mình kém đi xuất phát từ việc ông để sách quá gần mắt khi đọc, trong suốt một thời gian dài.
Những nghiên cứu gần đây cũng đã chứng thực đồng thởi mở rộng giả thuyết của Kepler, rằng sự gia tăng của cận thị tỷ lệ thuận với việc chú trọng mạnh về giáo dục, đặc biệt là ở các quốc gia Đông Á.
Tại Trung Quốc, gần 90% thanh thiếu niên và người trưởng thành cận thị nặng (so với 10-20% vào khoảng 60 năm trước). Những học sinh trung học ở Thượng Hải thường dành 14 giờ mỗi tuần để làm bài tập về nhà. Năm ngoái, các nhà nghiên cứu Đức cũng cho thấy những sinh viên tham gia học tập nhiều năm ở trường mắc cận thị nhiều so với các sinh viên có thành tích kém.
Các chuyên gia về cận thị hiện không thể tìm ra biện pháp cụ thể nào để làm giảm mức độ lây lan nhanh chóng của căn bệnh khúc xạ trên. Thế nhưng một nhà nghiên cứu Australia nhận ra rằng: trẻ em có thể duy trì thị lực khỏe mạnh bằng cách dành ít nhất 3 giờ mỗi ngày để ở trong điều kiện ánh sáng 10.000 lux. (Tương đương với ánh sáng ban ngày, không phải ánh sáng mặt trời trực tiếp. Một lớp học đủ ánh sáng thường có cường độ không quá 500 lux).
Nhiều nhà nghiên cứu cũng đồng ý việc cho những đứa trẻ có nhiều thời gian bên ngoài sẽ giúp chúng tránh các tật khúc xạ, cộng với các hoạt động thể chất có thể ngăn ngừa bệnh béo phì cũng như cải thiện tâm trạng. Nhận thức được điều đó, một số nước Đông Á gần đây đã bắt đầu các chiến dịch y tế cộng đồng, nhằm tạo điều kiện cho những đứa trẻ bước ra khỏi nhà và hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Uớc tính cho thấy có đến ⅓ dân số thế giới mắc bệnh cận thị vào cuối thập kỷ này. Cận thị là căn bệnh thường được khắc phục dễ dàng với kính, kính áp tròng hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, hoàn toàn không thể xem thường vì nó lại là nguy cơ dẫn đến các bệnh về mắt nghiêm trọng như: tăng nhãn áp, bong võng mạc và đục thủy tinh thể.
Nếu không có kính, rất nhiều người không thể nhìn thấy sự vật một cách rõ ràng
Các nghiên cứu được thực hiện vào những năm 1960 cho thấy ADN cũng có tác động đến bệnh cận thị. Tuy nhiên, cách đây 400 năm, người ta có lẽ đã biết gen không phải là vấn đề duy nhất dẫn đến cận thị. Nhà thiên văn học Johannes Kepler từng nghĩ rằng tầm nhìn của mình kém đi xuất phát từ việc ông để sách quá gần mắt khi đọc, trong suốt một thời gian dài.
Những nghiên cứu gần đây cũng đã chứng thực đồng thởi mở rộng giả thuyết của Kepler, rằng sự gia tăng của cận thị tỷ lệ thuận với việc chú trọng mạnh về giáo dục, đặc biệt là ở các quốc gia Đông Á.
Tại Trung Quốc, gần 90% thanh thiếu niên và người trưởng thành cận thị nặng (so với 10-20% vào khoảng 60 năm trước). Những học sinh trung học ở Thượng Hải thường dành 14 giờ mỗi tuần để làm bài tập về nhà. Năm ngoái, các nhà nghiên cứu Đức cũng cho thấy những sinh viên tham gia học tập nhiều năm ở trường mắc cận thị nhiều so với các sinh viên có thành tích kém.
Các chuyên gia về cận thị hiện không thể tìm ra biện pháp cụ thể nào để làm giảm mức độ lây lan nhanh chóng của căn bệnh khúc xạ trên. Thế nhưng một nhà nghiên cứu Australia nhận ra rằng: trẻ em có thể duy trì thị lực khỏe mạnh bằng cách dành ít nhất 3 giờ mỗi ngày để ở trong điều kiện ánh sáng 10.000 lux. (Tương đương với ánh sáng ban ngày, không phải ánh sáng mặt trời trực tiếp. Một lớp học đủ ánh sáng thường có cường độ không quá 500 lux).
Nhiều nhà nghiên cứu cũng đồng ý việc cho những đứa trẻ có nhiều thời gian bên ngoài sẽ giúp chúng tránh các tật khúc xạ, cộng với các hoạt động thể chất có thể ngăn ngừa bệnh béo phì cũng như cải thiện tâm trạng. Nhận thức được điều đó, một số nước Đông Á gần đây đã bắt đầu các chiến dịch y tế cộng đồng, nhằm tạo điều kiện cho những đứa trẻ bước ra khỏi nhà và hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Nguồn: Popular Science