Santa Claus là nhân vật đóng vai trò như là một nhân tố gắn liền với mùa Lễ Giáng Sinh, ông thường mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, thắt lưng da đen, đội chiếc nón đỏ với chòm râu dài trắng, bộ mặt hóm hỉnh, tiếng cười "hô hô hô"...
Ông già Noel được "sinh ra" từ đâu và làm "nghề" gì?
Các tài liệu lịch sử ghi nhận rằng Ông già Noel là hóa thân của Thánh Nicolas ở thành Myra (280 - 343), Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều sử gia cho rằng hình ảnh đầu tiên về Ông già Noel xuất hiện trong một bài thơ có tên: A visit from Saint Nicholas (Chuyến thăm của Thánh Nicholas) được xuất bản năm 1823. Còn hình ảnh một ông già phúc hậu, với một bộ râu trắng dài trong bộ đồ màu đỏ có viền trắng thì xuất hiện đầu tiên trên báo vào năm 1860 qua nét bút tưởng tượng của nghệ sỹ Thomas Nast.
Người ta cho rằng ông già Noel cư ngụ tại Lapland, miền Bắc Phần Lan. Thành phố Rovaniemi, thủ đô của vùng Lapland, được xem là thủ phủ của ông già Noel. Làng ông già Noel nổi tiếng ở Rovaniemi, nằm ngay vành đai Bắc Cực là nơi sinh sống và làm việc quanh năm của ông.
Vào dịp Giáng Sinh, ông nhận được rất nhiều thư từ trẻ em khắp thế giới. Và mỗi đêm Giáng Sinh, ông lại bắt đầu cuộc hành trình của mình với cỗ xe kéo bởi 9 con tuần lộc để mang quà và đồ chơi cho các thiếu nhi.
Các quốc gia ở Bắc Âu như: Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Iceland, Phần Lan đều tự nhận rằng xưởng chế tạo đồ chơi của ông già Noel nằm ở quốc gia họ.
Tại sao ông già Noel lại có tên là Santa Claus?
Trong tiếng Anh, Cái tên Santa Claus là cách đọc theo giọng Mỹ của từ “Sinterklaas” của người Hà Lan. Vì vậy, Thánh Nicholas và Ông Già Noel là cùng một người, thế nhưng rất nhiều người không hề biết được điều này.
Thánh Nicholas nổi tiếng với lòng vị tha đối với trẻ em và những người nghèo khổ. Sau khi ông chết, huyền thoại về ông vẫn còn vang vọng và tên tuổi ông vẫn sống trong tâm tưởng của người phương Tây.
Màu đỏ và trắng trên trang phục của Ông già Noel bắt nguồn từ đâu?
Luồng ý kiến 1: Người ta cho rằng chuyên gia quảng cáo của hãng Coca Cola đã sáng tạo ra hình ảnh ông già Noel, bởi đỏ và trắng, tình cờ thay, cũng là hai màu đặc trưng của hãng nước ngọt danh tiếng này.
Hình ảnh Ông già Noel trong quảng cáo của Coca Cola
Năm 1930, Coca Cola đã chọn Ông già Noel làm đại diện cho chiến dịch quảng cáo mùa Giáng Sinh năm đó của hãng. Thời điểm đấy, Ông già Noel chưa thực sự nổi tiếng. Để quảng bá thương hiệu, Coca Cola tạo nên một Ông già Noel mặc áo đỏ, màu truyền thống của hãng, vui vẻ cầm trên tay chai Coca Cola.
Thật không ngờ, sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ủng hộ hơn. Và cứ thế, năm này qua năm khác, Coca Cola lại tiếp tục duy trì và đánh bóng một hình ảnh Ông già Noel mặc áo đỏ trắng. Sau đó, nhiều sản phẩm khác cũng ăn theo, bắt chước hình mẫu của Coca Cola. Nhưng nhờ có vậy mà Ông già Noel càng thêm nổi tiếng, và bộ đồ màu đỏ cứ thế ăn sâu vào lòng mọi người.
Luồng ý kiến 2: Cũng có ý kiến cho rằng, những màu sắc đó bắt nguồn từ hình ảnh của Thánh Nicholas, Giám mục của Myra ở thế kỷ 4 sau Công nguyên. Đỏ và trắng được cho là màu của bộ lễ phục giám mục.
Từ năm 1863 đến 1886, Tạp chí Harper's Weekly đã đăng một seri ảnh những bức chạm khắc hình ông già Noel của Thomas Nast. Trong những bức chạm khắc đó, hình ảnh ông già tuyết không khác gì mấy so với những hình ảnh quen thuộc về ông mà chúng ta nhìn thấy ngày hôm nay.
Những chú tuần lộc thuộc "đội bay" của Ông già Noel có điểm gì đặc biệt?
Tám chú tuần lộc này lần lượt được gọi là: Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Comet, Cupid, Dunder và Bilxem. Sau này Dunder được đổi thành Donder, còn Bliexm đổi thành Blitzen. Tên của chúng được đặt dựa vào bài thơ “A visit from St. Nicholas” ( Đêm trước Giáng Sinh), ra đời năm 1823.
Bạn có để ý ở vị trí ngoài cùng bên phải không? Có duy nhất một chú tuần lộc có cái mũi màu đỏ
Năm 1939, "đội bay" của ông già Noel tăng thêm số lượng khi công ty Montgomery Ward, Mỹ cho in sách của tác giả Robert L. May. Sách kể về chú tuần lộc Rudolph, con trai của Donder. Rudolph thường xuyên bị mọi người trêu chọc và ghét bỏ bởi chú có một cái mũi khác hẳn với những con tuần lộc khác.
Mọi người không ai chơi với chú, còn gọi chú là Rudolph Mũi Đỏ nên chú buồn lắm. Trong một đêm Giáng Sinh, Rudolph đến xin Ông già Noel cho tham gia cùng đội bay. Nhưng những con tuần lộc khác nghe thấy đều giễu cợt chú, chúng nói rằng trẻ em sẽ sợ phát khóc khi nhìn thấy cái mũi của chú, làm Rudolph tủi thân lắm. Ông già Noel dù đã để ý nhưng vẫn không chọn vì nghĩ Rudolph hẵng còn bé.
Đêm đó, một cơn bão ập đến trước giờ xuất hành. Gió lạnh thổi rất mạnh, trời tối đen mịt mờ sương tuyết. Ông già Noel lo lắng không biết làm sao có thể đi đưa qua kịp với thời tiết xấu như thế. Rồi ông chợt nhớ tới Rudolph với chiếc mũi sáng.
Ông già Noel nói rằng với chiếc mũi đỏ và sáng của Rudolph, các chú tuần lộc có thể nhìn theo đó để đi trong sương mù và bão để vượt qua núi và đại dương. Đêm đó Rudolph đã giúp cả đoàn xe hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ của mình. Không ai còn cười chê Rudolph nữa. Ông già Noel trao tặng Rudolph huân chương danh dự vì lòng dũng cảm.
Tên Rudolph đi vào lịch sử là chú tuần lộc nhỏ tuổi và dũng cảm nhất làng của Ông già Noel.
Xưởng sản xuất đồ giáng sinh lớn nhất thế giới chắc hẳn sẽ nằm ở Châu Âu hoặc Châu Mỹ?
Không phải, xưởng sản xuất lớn nhất nằm ở Châu Á, cụ thể là Trung Quốc.
Thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang, cách thành phố Thượng Hải vài giờ đi tàu, được biết tới như một khu chợ bán buôn đồ Giáng sinh nổi tiếng của Trung Quốc.
Theo Sina News, từ năm 2001 đến nay, ngành công nghiệp sản xuất đồ trang trí tại đây phát triển nhanh chóng kéo theo sự ra đời của nhiều nhà máy, từ chỗ chỉ có 10 cơ sở, giờ tăng tới hơn 600 xưởng. "Làng Giáng sinh" này cung cấp 60% đồ trang hoàng đón năm mới của thế giới và hơn 90% của Trung Quốc.
Người dân chi bao nhiêu tiền mua sắm trong dịp giáng sinh 2014?
Theo số liệu của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ, trung bình người Mỹ chi khoảng 600 triệu USD cho hoạt động mua sắm vào kỳ nghỉ lễ giáng sinh và năm mới.
Theo khảo sát của CNBC, người Mỹ sẽ chi tiền mua quà dịp Noel năm nay nhiều hơn bất cứ mùa lễ hội mua sắm nào trong 5 năm qua, lý do là nền kinh tế có nhiều dấu hiệu lạc quan cho thấy khủng hoảng thật sự đã đi qua.
Cụ thể, một người Mỹ dự định sẽ chi trung bình 765 USD trong dịp Noel năm nay, tăng 12% so với năm ngoái, và cao hơn cả mức trung bình của 9 năm qua đến 6,5%.
"Mức lương" mà Ông già Noel nhận được là bao nhiêu?
Ông già Noel có khá nhiều kỹ năng độc đáo như khả năng điều khiển mấy con tuần lộc, chuyên gia mua sắm, bậc thầy nếm thử bánh quy và thám tử điều tra các thông tin cá nhân (để kiểm tra coi bé nào ngoan, bé nào hư).
Những công việc của ông già Noel thì tương ứng với các công việc của một kỹ sư công nghiệp và có thể được trả lương lên tới 116.742 ngàn đô la Mỹ một năm. Bên cạnh đó, ông già Noel còn có thể làm phi công, ít nhất là ông sử dụng kỹ năng này một năm một lần mỗi khi phải ném mấy món quà tặng vào các ống khói.
Sau khi đã liệt kê ra tới 15 loại công việc mà ông già Noel có thể làm, người ta bắt đầu tính lương theo giờ công và tính sơ sơ lương theo năm thì nếu có ai đó chịu trả lương cho ông già Noel, ông chủ này sẽ phải chi ra 140.000 đô la Mỹ.
Mỗi năm ông già Noel nhận được bao nhiêu thư?
Ông già Noel năm nay sẽ nhận được 8 triệu lá thư, theo số liệu từ Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU). Năm ngoái, Pháp là quốc gia có số lượng thư gửi cho ông già Noel lớn nhất thế giới với 1,7 triệu bức. Canada đứng vị trí thứ hai với 1,35 triệu bức.
Với địa chỉ người nhận "Ông già Noel, Bắc Cực", những bức thư này sẽ được 20 dịch vụ bưu chính thế giới xử lý. Nhiều nơi đã thành lập chương trình chính thức để hỗ trợ ông già Noel trả lời các lá thư. Một trong những địa chỉ phổ biến là làng Ông già Noel ở Phần Lan, nơi nhận được hơn 500.000 bức thư từ 192 quốc gia vào năm ngoái, theo Bưu chính Phần Lan.
Vì sao ông già Noel mãi không… “nghỉ hưu”?
3.765.865 km/h là vận tốc mà cỗ xe của Ông già Noel cần đạt tới nếu ông muốn đến được từng ngôi nhà trên khắp thế giới để tặng quà cho trẻ nhỏ vào đúng đêm Giáng sinh.
Với vận tốc này, Ông già Noel sẽ bắt đầu chịu ảnh hưởng từ thuyết tương đối, đặc biệt là sự giãn nở thời gian, khiến tốc độ lão hóa của ông diễn ra chậm hơn nhiều so với những con người bình thường trên trái đất.
Có lẽ vì công việc có tính chất “đặc thù” như vậy mà sau bao nhiêu năm, ông vẫn là biểu tượng vĩnh cửu của Giáng sinh và vẫn luôn đảm đương xuất sắc nhiệm vụ đi phát quà cho các cháu.
Ông già Noel được "sinh ra" từ đâu và làm "nghề" gì?
Các tài liệu lịch sử ghi nhận rằng Ông già Noel là hóa thân của Thánh Nicolas ở thành Myra (280 - 343), Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều sử gia cho rằng hình ảnh đầu tiên về Ông già Noel xuất hiện trong một bài thơ có tên: A visit from Saint Nicholas (Chuyến thăm của Thánh Nicholas) được xuất bản năm 1823. Còn hình ảnh một ông già phúc hậu, với một bộ râu trắng dài trong bộ đồ màu đỏ có viền trắng thì xuất hiện đầu tiên trên báo vào năm 1860 qua nét bút tưởng tượng của nghệ sỹ Thomas Nast.
Người ta cho rằng ông già Noel cư ngụ tại Lapland, miền Bắc Phần Lan. Thành phố Rovaniemi, thủ đô của vùng Lapland, được xem là thủ phủ của ông già Noel. Làng ông già Noel nổi tiếng ở Rovaniemi, nằm ngay vành đai Bắc Cực là nơi sinh sống và làm việc quanh năm của ông.
Vào dịp Giáng Sinh, ông nhận được rất nhiều thư từ trẻ em khắp thế giới. Và mỗi đêm Giáng Sinh, ông lại bắt đầu cuộc hành trình của mình với cỗ xe kéo bởi 9 con tuần lộc để mang quà và đồ chơi cho các thiếu nhi.
Các quốc gia ở Bắc Âu như: Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Iceland, Phần Lan đều tự nhận rằng xưởng chế tạo đồ chơi của ông già Noel nằm ở quốc gia họ.
Tại sao ông già Noel lại có tên là Santa Claus?
Trong tiếng Anh, Cái tên Santa Claus là cách đọc theo giọng Mỹ của từ “Sinterklaas” của người Hà Lan. Vì vậy, Thánh Nicholas và Ông Già Noel là cùng một người, thế nhưng rất nhiều người không hề biết được điều này.
Thánh Nicholas nổi tiếng với lòng vị tha đối với trẻ em và những người nghèo khổ. Sau khi ông chết, huyền thoại về ông vẫn còn vang vọng và tên tuổi ông vẫn sống trong tâm tưởng của người phương Tây.
Màu đỏ và trắng trên trang phục của Ông già Noel bắt nguồn từ đâu?
Luồng ý kiến 1: Người ta cho rằng chuyên gia quảng cáo của hãng Coca Cola đã sáng tạo ra hình ảnh ông già Noel, bởi đỏ và trắng, tình cờ thay, cũng là hai màu đặc trưng của hãng nước ngọt danh tiếng này.
Hình ảnh Ông già Noel trong quảng cáo của Coca Cola
Năm 1930, Coca Cola đã chọn Ông già Noel làm đại diện cho chiến dịch quảng cáo mùa Giáng Sinh năm đó của hãng. Thời điểm đấy, Ông già Noel chưa thực sự nổi tiếng. Để quảng bá thương hiệu, Coca Cola tạo nên một Ông già Noel mặc áo đỏ, màu truyền thống của hãng, vui vẻ cầm trên tay chai Coca Cola.
Thật không ngờ, sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ủng hộ hơn. Và cứ thế, năm này qua năm khác, Coca Cola lại tiếp tục duy trì và đánh bóng một hình ảnh Ông già Noel mặc áo đỏ trắng. Sau đó, nhiều sản phẩm khác cũng ăn theo, bắt chước hình mẫu của Coca Cola. Nhưng nhờ có vậy mà Ông già Noel càng thêm nổi tiếng, và bộ đồ màu đỏ cứ thế ăn sâu vào lòng mọi người.
Luồng ý kiến 2: Cũng có ý kiến cho rằng, những màu sắc đó bắt nguồn từ hình ảnh của Thánh Nicholas, Giám mục của Myra ở thế kỷ 4 sau Công nguyên. Đỏ và trắng được cho là màu của bộ lễ phục giám mục.
Từ năm 1863 đến 1886, Tạp chí Harper's Weekly đã đăng một seri ảnh những bức chạm khắc hình ông già Noel của Thomas Nast. Trong những bức chạm khắc đó, hình ảnh ông già tuyết không khác gì mấy so với những hình ảnh quen thuộc về ông mà chúng ta nhìn thấy ngày hôm nay.
Những chú tuần lộc thuộc "đội bay" của Ông già Noel có điểm gì đặc biệt?
Tám chú tuần lộc này lần lượt được gọi là: Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Comet, Cupid, Dunder và Bilxem. Sau này Dunder được đổi thành Donder, còn Bliexm đổi thành Blitzen. Tên của chúng được đặt dựa vào bài thơ “A visit from St. Nicholas” ( Đêm trước Giáng Sinh), ra đời năm 1823.
Bạn có để ý ở vị trí ngoài cùng bên phải không? Có duy nhất một chú tuần lộc có cái mũi màu đỏ
Năm 1939, "đội bay" của ông già Noel tăng thêm số lượng khi công ty Montgomery Ward, Mỹ cho in sách của tác giả Robert L. May. Sách kể về chú tuần lộc Rudolph, con trai của Donder. Rudolph thường xuyên bị mọi người trêu chọc và ghét bỏ bởi chú có một cái mũi khác hẳn với những con tuần lộc khác.
Mọi người không ai chơi với chú, còn gọi chú là Rudolph Mũi Đỏ nên chú buồn lắm. Trong một đêm Giáng Sinh, Rudolph đến xin Ông già Noel cho tham gia cùng đội bay. Nhưng những con tuần lộc khác nghe thấy đều giễu cợt chú, chúng nói rằng trẻ em sẽ sợ phát khóc khi nhìn thấy cái mũi của chú, làm Rudolph tủi thân lắm. Ông già Noel dù đã để ý nhưng vẫn không chọn vì nghĩ Rudolph hẵng còn bé.
Đêm đó, một cơn bão ập đến trước giờ xuất hành. Gió lạnh thổi rất mạnh, trời tối đen mịt mờ sương tuyết. Ông già Noel lo lắng không biết làm sao có thể đi đưa qua kịp với thời tiết xấu như thế. Rồi ông chợt nhớ tới Rudolph với chiếc mũi sáng.
Ông già Noel nói rằng với chiếc mũi đỏ và sáng của Rudolph, các chú tuần lộc có thể nhìn theo đó để đi trong sương mù và bão để vượt qua núi và đại dương. Đêm đó Rudolph đã giúp cả đoàn xe hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ của mình. Không ai còn cười chê Rudolph nữa. Ông già Noel trao tặng Rudolph huân chương danh dự vì lòng dũng cảm.
Tên Rudolph đi vào lịch sử là chú tuần lộc nhỏ tuổi và dũng cảm nhất làng của Ông già Noel.
Xưởng sản xuất đồ giáng sinh lớn nhất thế giới chắc hẳn sẽ nằm ở Châu Âu hoặc Châu Mỹ?
Không phải, xưởng sản xuất lớn nhất nằm ở Châu Á, cụ thể là Trung Quốc.
Thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang, cách thành phố Thượng Hải vài giờ đi tàu, được biết tới như một khu chợ bán buôn đồ Giáng sinh nổi tiếng của Trung Quốc.
Theo Sina News, từ năm 2001 đến nay, ngành công nghiệp sản xuất đồ trang trí tại đây phát triển nhanh chóng kéo theo sự ra đời của nhiều nhà máy, từ chỗ chỉ có 10 cơ sở, giờ tăng tới hơn 600 xưởng. "Làng Giáng sinh" này cung cấp 60% đồ trang hoàng đón năm mới của thế giới và hơn 90% của Trung Quốc.
Người dân chi bao nhiêu tiền mua sắm trong dịp giáng sinh 2014?
Theo số liệu của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ, trung bình người Mỹ chi khoảng 600 triệu USD cho hoạt động mua sắm vào kỳ nghỉ lễ giáng sinh và năm mới.
Theo khảo sát của CNBC, người Mỹ sẽ chi tiền mua quà dịp Noel năm nay nhiều hơn bất cứ mùa lễ hội mua sắm nào trong 5 năm qua, lý do là nền kinh tế có nhiều dấu hiệu lạc quan cho thấy khủng hoảng thật sự đã đi qua.
Cụ thể, một người Mỹ dự định sẽ chi trung bình 765 USD trong dịp Noel năm nay, tăng 12% so với năm ngoái, và cao hơn cả mức trung bình của 9 năm qua đến 6,5%.
"Mức lương" mà Ông già Noel nhận được là bao nhiêu?
Ông già Noel có khá nhiều kỹ năng độc đáo như khả năng điều khiển mấy con tuần lộc, chuyên gia mua sắm, bậc thầy nếm thử bánh quy và thám tử điều tra các thông tin cá nhân (để kiểm tra coi bé nào ngoan, bé nào hư).
Những công việc của ông già Noel thì tương ứng với các công việc của một kỹ sư công nghiệp và có thể được trả lương lên tới 116.742 ngàn đô la Mỹ một năm. Bên cạnh đó, ông già Noel còn có thể làm phi công, ít nhất là ông sử dụng kỹ năng này một năm một lần mỗi khi phải ném mấy món quà tặng vào các ống khói.
Sau khi đã liệt kê ra tới 15 loại công việc mà ông già Noel có thể làm, người ta bắt đầu tính lương theo giờ công và tính sơ sơ lương theo năm thì nếu có ai đó chịu trả lương cho ông già Noel, ông chủ này sẽ phải chi ra 140.000 đô la Mỹ.
Mỗi năm ông già Noel nhận được bao nhiêu thư?
Ông già Noel năm nay sẽ nhận được 8 triệu lá thư, theo số liệu từ Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU). Năm ngoái, Pháp là quốc gia có số lượng thư gửi cho ông già Noel lớn nhất thế giới với 1,7 triệu bức. Canada đứng vị trí thứ hai với 1,35 triệu bức.
Với địa chỉ người nhận "Ông già Noel, Bắc Cực", những bức thư này sẽ được 20 dịch vụ bưu chính thế giới xử lý. Nhiều nơi đã thành lập chương trình chính thức để hỗ trợ ông già Noel trả lời các lá thư. Một trong những địa chỉ phổ biến là làng Ông già Noel ở Phần Lan, nơi nhận được hơn 500.000 bức thư từ 192 quốc gia vào năm ngoái, theo Bưu chính Phần Lan.
Vì sao ông già Noel mãi không… “nghỉ hưu”?
3.765.865 km/h là vận tốc mà cỗ xe của Ông già Noel cần đạt tới nếu ông muốn đến được từng ngôi nhà trên khắp thế giới để tặng quà cho trẻ nhỏ vào đúng đêm Giáng sinh.
Với vận tốc này, Ông già Noel sẽ bắt đầu chịu ảnh hưởng từ thuyết tương đối, đặc biệt là sự giãn nở thời gian, khiến tốc độ lão hóa của ông diễn ra chậm hơn nhiều so với những con người bình thường trên trái đất.
Có lẽ vì công việc có tính chất “đặc thù” như vậy mà sau bao nhiêu năm, ông vẫn là biểu tượng vĩnh cửu của Giáng sinh và vẫn luôn đảm đương xuất sắc nhiệm vụ đi phát quà cho các cháu.
Nguồn: TTVN