Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thaodo

thaodo
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú
Đại biểu Quốc hội hỏi:

1. Từ đầu hè đến nay, báo chí không đưa tin nhiều về học sinh bị chết do đuối nước.

Bộ trưởng cho biết chương trình dạy bơi trong trường học đã tiến hành đến đâu? Kết quả cụ thể? Những khó khăn bất cập trong quá trình triển khai? Bao giờ có thể hạn chế được hiện tượng học sinh chết do đuối nước (số lượng quá lớn như hiện nay)?

2. Theo chỉ đạo của Chính phủ từ năm 2007, thực hiện chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang tư thục. Nhưng đến nay còn nhiều trường đại học dân lập (trong đó có trường đại học Cửu Long tại Vĩnh Long) chưa chuyển đổi được thành đại học tư thục.

Xin Bộ trưởng cho biết kết quả thực hiện chủ trương chuyển đổi này đến nay như thế nào? Có khó khăn gì? Phương hướng của Bộ trong thời gian tới để triển khai đồng thời với Luật Giáo dục đại học?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời:

1. Về triển khai chương trình dạy bơi trong trường học

Bơi lội là một trong các môn học thể thao tự chọn được giảng dạy trong các nhà trường phổ thông. Đầu năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 664/BGDĐT-CTHSSV hướng dẫn các sở Giáo dục và Đào tạo triển khai công tác phòng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010-2015. Trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học, Bộ đều nhắc nhở các địa phương phương chú trọng thực hiện việc này.

Đồng thời, hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên phối hợp với các Bộ, ngành và các tổ chức xã hội tổ chức các lớp tập huấn nâng cao về kỹ năng dạy bơi và cứu đuối nước cho các giáo viên dạy bơi cốt cán của các tỉnh.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương đã triển khai tuyên truyền đến học sinh và các bậc phụ huynh việc phòng, chống tai nạn đuối nước và tổ chức dạy bơi cho học sinh, nhất là ở các tỉnh/thành phố có điều kiện về cơ sở vật chất như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh... Một số địa phương đã có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất rất lớn cho công tác này (tại Đà Nẵng đã có gần 20 bể bơi mini (6m x 12m) được trang bị cho các trường tiểu học và một số bể bơi tự tạo đặt trên bãi biển; tại Hải Dương đang triển khai đề án giáo dục bơi, hiện tại đã có 18 hồ bơi trong các trường tiểu học và THCS được đưa vào sử dụng). Nhiều cơ sở giáo dục (nhất là ở TP Hồ Chí Minh)  đã phối hợp tốt với ngành văn hóa và cha mẹ học sinh để các em được thực hành bơi ở các bể bơi công cộng, bể bơi do tư nhân xây dựng. Một số địa phương đã có sáng tạo tổ chức dạy bơi theo mô hình dựng lồng bơi tại ao, hồ, sông, suối… tùy theo điều kiện thực tế.

Tuy vậy, việc triển khai dạy bơi cho học sinh trong nhà trường hiện nay còn nhiều hạn chế, chủ yếu là do các nhà trường không có địa điểm tổ chức dạy bơi cho các em. Và do vậy, công tác phòng chống tai nạn đuối nước ở đa số địa phương mới chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền về nhận thức cho học sinh và các bậc phụ huynh.  

Để tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước, trong thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo các địa phương thực hiện một số nội dung sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng xã hội, đặc biệt là đối với các bậc cha mẹ học sinh về phòng, chống tai nạn đuối nước cho các trẻ em, học sinh;

- Có biện pháp cảnh báo, nhắc nhở các trẻ em, học sinh, nhất là những em chưa biết bơi, không tự mình đi tắm ở những nơi nguy hiểm và không có sự giám sát của người lớn;

- Quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng bể bơi, đào tạo đội ngũ giáo viên dạy bơi trong nhà trường;

- Tăng cường công tác xã hội hóa, đẩy mạnh sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo mọi điều kiện để trẻ em, học sinh được tham gia học bơi.

2. Về việc chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang tư thục

Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ có quyết định cho phép chuyển đổi 19 trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục. Đến nay đã có 04 trường đại học dân lập được chuyển đổi, bao gồm: Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ  thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh.

Trong quá trình triển khai thực hiện việc chuyển đổi các trường dân lập còn lại đã phát sinh rất nhiều vướng mắc, chủ yếu liên quan đến các quy định về việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của trường đại học dân lập khi chuyển thành trường đại học tư thục, việc xác định đại diện của phần tài sản này và quyền của người đại diện phần tài sản này trong hoạt động của trường đại học tư thục mới được chuyển đổi. Bên cạnh đó, khi thực hiện quy trình chuyển đổi ở một số trường dân lập đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn phức tạp trong nội bộ nhà trường, dẫn đến hiện tượng mất đoàn kết kéo dài và vì vậy không thể hoàn thành quy trình chuyển đổi.

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định  hướng dẫn thi hành Luật giáo dục đại học, trong đó có nội dung quy định cụ thể về tài sản tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của trường đại học tư thục. Đồng thời, trên tinh thần của dự thảo Nghị định, Bộ đang tích cực xây dựng văn bản hướng dẫn việc thực hiện chuyển đổi các trường đại học dân lập sang tư thục để kịp thời ban hành ngay sau khi Nghị định được Chính phủ thông qua.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Bộ trưởng trả lời về việc dạy bơi trong trường học và chuyển đổi trường ĐH dân lập sang tư thực Flags_1