Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thanhha

thanhha
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
(GDVN) - Trong những ngày qua, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được nhiều thắc mắc và ý kiến của các Giáo sư đầu ngành môn Lịch Sử về Đáp án môn Lịch sử khối C của Kỳ thi tuyển sinh vào Đại học năm 2013. Theo các chuyên gia, với đáp án so với đề thi chưa có sự chuẩn xác...?

Theo các nhà giáo dạy Lịch Sử ở một số trường Đại học và THPT Chuyên, trong câu 2 phần Lịch sử Việt Nam có hỏi: “Khi bước vào Đông – Xuân 1953 – 1954, Pháp – Mỹ có âm mưu và kế hoạch gì ở Đông Dương?

Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra phương hướng chiến lược như thế nào?” với câu hỏi này chưa chính xác dẫn đến nhiều thí sinh lúng túng trong cách triển khai bài làm, có thể bị lạc đề.

Học sinh có thể mất điểm

Một giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nêu vấn đề, thực chất kế hoạch Nava là trước Đông –Xuân 1953 – 1954, cho nên nếu gọi bước vào Đông - Xuân 1953-1954 Pháp – Mỹ có kế hoạch gì ở Đông Dương là chưa được chuẩn.

Theo vị giảng viên này, nếu muốn nói về kế hoạch Nava thì phải nói từ mùa hè năm 1953. Trong bản kế hoạch này thì Nava đề ra hai bước, bước 1 từ Thu – Đông 1953 (trước Đông- Xuân 1953-1954).

Thứ hai, nếu gọi là Đông – Xuân thì phải xác định được bắt đầu từ tháng mấy, trong SGK Lịch sử không nói âm mưu và thủ đoạn mà chỉ nói về chủ trương của ta trong Đông –Xuân 1953-1954, cái đó đúng.

Đáp án môn Lịch sử Đại học khối C có vấn đề? Dap-an10
Thí sinh có thể bị nhầm lẫn với cách hỏi trong câu 2 phần Lịch sử Việt Nam ở Đề thi Lịch sử khối C Đại học?
Thực chất Kế hoạch Nava được đưa ra từ tháng 5/1953, được sự đồng ý của Mỹ, Pháp cử tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, Nava đã đề ra một kế hoạch quân sự nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự” với thời hạn là 18 tháng. Được chia làm 2 bước. Bước 1 từ Thu- Đông 1953 đến Xuân 1954, bước 2 là từ mùa Thu 1954. Như vậy, theo quan điểm của giảng viên này ở đề dùng chữ Đông - Xuân thì chưa chuẩn xác.

Với câu này, nhận định ban đầu vị giảng viên cho rằng đề ra chưa chuẩn câu chữ, nếu nói đúng phải là: “Bước vào hè năm 1953-1954, Pháp – Mỹ có âm mưu..., và chủ trương của ta...”.

“Với đề của Bộ GD&ĐT ra như vậy chắc chắn có thí sinh hiểu là “Âm mưu của Pháp khi xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ở Đông Dương...”. Tôi nghĩ người ra đề ở đây hơi kiệm từ, lẽ ra phải nói “âm mưu và thủ đoạn của Pháp –Mỹ từ hè năm 1953”, lúc đó đáp án sẽ không có vấn đề gì” giảng viên này cho biết.

Cũng theo vị giảng viên này, với đáp án của Bộ GD&ĐT như vậy không có vấn đề gì nghiêm trọng, đa số thí sinh sẽ vẫn nhận định ra ngay đó là “Kế hoạch Nava”.

GS. TS Nguyễn Ngọc Cơ – nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội lại nhìn nhận, nếu người ra đề hỏi chặt chẽ ra phải là: “trước chiến cuộc Đông – Xuân 1953-1954” mới đúng, vì thực chất kế hoạch Nava ra đời từ 7/5/1953 (không phải vào mùa Đông 1953 và Xuân 1954 ).

“Tôi nghĩ học sinh khi làm bài chắc vẫn biết trình bày kế hoạch Nava. Với đề này cũng không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng không chặt chẽ về ngữ nghĩa. Khi đặt câu hỏi chưa đúng thì ảnh hưởng tới cách suy luận của học sinh? Tôi nghĩ học sinh cũng biết đường làm trong SGK thôi, nếu có sai thì sai trong sách chứ không sai do người ra đề.” GS Nguyễn Ngọc Cơ nhận định.

Đồng quan điểm, một giáo viên chuyên Sử của một trường THPT chuyên tại miền Bắc cho hay, ở Câu 2 phần Lịch sử Việt Nam, cụm từ “Khi bước vào Đông –Xuân 1953-1954...”, với cụm từ này so với đáp án của là chưa phù hợp.

Ở khía cạnh khác, vị giáo viên này đặc riêng phần đề sang một bên và nhận định đáp án, theo quan điểm, đặc trưng của môn Lịch sử các mốc thời gian rất cần thiết. Khi trình một bày kiến thức, sự kiện lịch sử, đặc biệt đối với những sự kiện lịch sử tiêu biểu mà không nhắc tời thời gian của sự kiện đó thì không còn gì là lịch sử, và cũng không phải là một bài làm lịch sử, đó chỉ là một bài chính trị.Ở đây trong đáp án có những mốc thời gian cần thiết đã bị bỏ qua. VD: “Ngày 7/5/1953 được sự thỏa thuận của Mỹ, Chính phủ Pháp cử tướng Nava...”, trong đáp án lại bỏ mất mốc thời gian này.

Thêm nữa, kế hoạch Nava, đã nói đến kế hoạch nhất thiết phải có thời điểm,tức phải nói được bối cảnh lịch sử của sự kiện đó như thế nào, từ đó mới thấy được âm mưu và thủ đoạn của “kế hoạch Nava” là gì ? Để đối phó với âm mưu đó của kẻ thù, Đảng đã đề ra chủ trương chiến lược và phương châm như thế nào ? Và sau đó mới thấy được kế hoạch Nava đã từng bước bị phá sản và phá sản hoàn toàn như thế nào ?. Và vị giáo viên này đặt câu hỏi, có lẽ đáp án đề Đại học như vậy có phù hợp hay không, hay hướng theo trình độ của một kỳ thi tốt nghiệp?.

Chia sẻ thêm, vị giáo viên này cho biết, vẫn trong ý của Câu 2 phần lịch sử Việt Nam có nói: “...phương hướng chiến lược của ta...”, chỗ này cũng phải có thời gian , nhưng trong đáp án lại không có.

“Mốc thời gian đó là một đặc trưng của môn Lịch Sử cần phải có. Không biết ý đồ người ra đề như thế nào nhưng bản thân tôi thấy khá băn khoăn”.

Trong Câu 3 có hỏi: “Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam là gì?”

Ở câu hỏi này, vị giáo viên nêu quan điểm: “Đáp án là “Dùng người Việt đánh người Việt”, với đáp án này tôi chưa được thỏa mãn lắm, vì “Dùng người Việt đánh người Việt” là thực chất của chiến lược chiến tranh này, còn âm mưu phải nêu được đầy đủ âm mưu và chốt lại “thực chất” thì mới đầy đủ hơn”.

Thêm nữa, theo vị giáo viên này trong đáp án câu 4a, vế thứ hai của câu hỏi hỏi Vì sao nói toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển”. Khi đọc câu hỏi này, thí sinh thường hiểu đây là câu hỏi mang tính tư duy là “ vì sao” chứ không phải là “như thế nào”. Với đáp án như vậy có quá nhẹ không với một câu hỏi “Vì sao?”.Hay nói cách khác, câu hỏi này khá “mở”, nhưng đáp án lại “đóng”, hỏi “vì sao” nhưng đáp án của câu hỏi lại trình bày theo kiểu “như thế nào”.

Đề Lịch sử vẫn chưa thoát khỏi “lối mòn”

Nhận định chung của các nhà chuyên môn, đề thi tuyển sinh Đại học môn Lịch Sử năm nay vẫn chưa có gì đặc biệt ngoài nội dung kiến thức cơ bản hoàn toàn nằm trong chương trình sách giáo khoa Lịch Sử 12 THPT chương trình chuẩn hiện hành. Cách ra đề càng không có gì để nói khi vẫn “lối cũ ra đề”.

Theo GS. TS Nguyễn Ngọc Cơ, về cảm quan ban đầu, đề Sử vẫn chưa thoát khỏi tình trạng học thuộc, nếu đề này để phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh trung bình thì rất khó. Với Đề thi và đáp án như thế này, chỉ có tác dụng giúp các thí sinh đậu hay trượt mà thôi.

“Do lấy “an toàn” là chính nên đề vẫn không thể tránh khỏi học thuộc bài, học thuộc bài thì không thể nào phát huy được sáng tạo và tư duy độc lập của học trò. Cái này mình đang muốn tránh thì chưa đạt được. Vì thế chỉ có thể phân biệt điểm của học sinh vào đại học với học sinh trượt, chứ không thể phân biệt được học sinh giỏi học Sử với học sinh bình thường” GS Cơ khẳng định.

Nhận định nguyên nhân ban đầu GS. TS Nguyễn Ngọc Cơ cho biết, người ra đề là một chuyện nhưng thực chất có nhiều trường thầy rất chịu khó rèn cho học sinh ôn thi theo dạng đề mở, nhưng cuối cùng đề không ra theo dạng mở nên khó có thể có điều gì đột phá từ môn Sử.

Cũng như đề Ngữ văn, đề Sử hoàn toàn có thể ra theo hướng mở được, không cần đi vào ngày tháng.

Một dẫn chứng được GS Cơ đưa ra như cách hỏi: “Trong các nguyên nhân làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là quyết định, anh/chị hãy lí giải nhận định trên”.

Nhận định về phổ điểm môn Sử năm nay, GS Cơ cho hay mặc dù câu hỏi của đề Sử giống y trong SGK, còn đáp án thì nguyên bản sách giáo khoa Lịch 12 THPT chương trình chuẩn Sử nhưng vẫn có nhiều em không làm được bài, chắc chắn điểm năm nay vẫn sẽ thấp, không cao hơn năm trước. “Chưa chắc nguyên trong SGK đã tốt, học sinh đã làm được bài. Thậm chí bây giờ học theo lối tư duy mở nên phải làm ở dạng đề mở thì may ra cứu vãn được tình thế” GS Cơ nói.

Nhận định của một giảng viên tại Khoa Lịch Sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đề Sử năm nay có tính tích cực là dễ, vừa tầm, học sinh bình thường cũng có thể làm được bài vì đã có hết trong SGK. Tuy nhiên, đề còn mang tính học thuộc, chưa có sự phân hóa và không có câu khó.

Một giáo viên chuyên Sử tại Trường THPT Chuyên ở miền Bắc lại nhận định, đề Sử khối C Đại học năm nay điểm sẽ cao hơn năm trước vì đề khá dễ.

“Điểm cao hay thấp tôi không quan trọng, mà quan trọng hơn ra đề phải tránh được lối mòn sao chép. Đề thi này nghe câu hỏi thì nghĩ rằng có thể tránh được nhưng thực chất là có trong tài liệu để sao chép. Đề này để đánh giá và phân loại, phân hóa học sinh thì khó. Với đáp án như vậy so với các câu hỏi của đề thi , liệu đã đảm bảo tính khoa học chưa? Với những thí sinh có tố chất, có suy nghĩ trả lời sâu hơn sẽ được tính ra sao khi trong đáp án không có?” vị giáo viên đặt câu hỏi.

Liên quan đến đề Lịch Sử và đáp án chưa thống nhất, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, sẽ giao cho Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng chịu trách nhiệm trả lời và xem lại.

Trong Điều 28 của Quy chế thi và tuyển sinh quy định những bài thi nào của thí sinh có cách làm sáng tạo không giống với đáp án nhưng vẫn đúng thì sẽ được cộng điểm, gọi là điểm thưởng. Mức điểm thường tối đa không quá 1 điểm. Điểm thưởng này do giáo viên chấm thi chuyên môn đề xuất với Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh của trường quyết định, sau đó Ban chấm thi sẽ quyết định cuối cùng.

thanhha

thanhha
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Đáp án môn Lịch sử Đại học khối C có vấn đề? On-thi10Ảnh mang tính chất minh họa
(GDVN) - Trước những tranh luận về Đề và Đáp án môn Lịch sử khối C của Đại học mâu thuẫn và chưa chính xác, Tổ Lịch sử (chịu trách nhiệm ra Đề và Đáp án của Bộ GD&ĐT) khẳng định không có sai sót.

Đề thi ra chính xác?

Trả lời những câu hỏi góp ý của các nhà khoa học, các nhà giáo về Đề thi và Đáp án môn Lịch sử năm nay, Tổ Lịch sử cho biết, những góp ý trên (giả sử/nếu đúng), cũng không thể đưa vào đáp án, vì không có trong sách giáo khoa - là tài liệu học tập cơ bản, chủ yếu của học sinh. Tổ Lịch sử dẫn chứng như các chi tiết: “Ngày 24/7/1953 Nava chính thức đệ trình kế hoạch...”, “Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống...”.

Phản ánh về Đáp án năm nay của Bộ GD&ĐT, một giáo viên trường Chuyên THPT tại miền Bắc cho biết, mốc thời gian đó là một đặc trưng của môn Lịch Sử cần phải có. Về vấn đề này, Tổ Lịch sử cho rằng, đối với bộ môn Lịch sử, sự kiện bao giờ cũng gắn liền với năm tháng, nhân vật, địa danh, số liệu,... Nhưng để giảm nhẹ việc ghi nhớ quá nhiều của học sinh, nên chỉ yêu cầu học sinh phải nhớ những năm tháng, nhân vật... chủ yếu.

“Yêu cầu về kĩ năng nhận thức và làm bài cần phải dựa trên điểm số của từng câu hỏi cụ thể và phải phù hợp ma trận chung của các câu hỏi trong đề thi” Đại diện Tổ Lịch sử cho biết.

Một số ý kiến trao đổi xung quanh Câu 2 phần Lịch sử Việt Nam về nên bỏ hay thêm chữ “Trước…” hay “Khi bước vào hè 1953” hoặc “khi bước vào thu – đông 1953” / “Trước khi bước vào đông – xuân” mới chính xác về mốc thời gian, hoặc cũng có ý kiến cho rằng, âm mưu của Pháp – Mĩ: “trong kế hoạch Nava” hay “trong việc xây dựng tập toàn cứ điểm Điện Biên Phủ” hoặc “Âm mưu”  hay “âm mưu và thủ đoạn” mới đúng.

Tổ Lịch sử cho rằng, trước hết khẳng định việc sử dụng cụm từ “Khi bước vào đông – xuân 1953 – 1954” là chính xác, vì đây là cụm từ chỉ thời gian liên quan đến các nội dung nêu ra trong câu 2 (âm mưu và kế hoạch của Pháp – Mĩ và phương hướng chiến lược của ta trong đông – xuân 1953 – 1954).
“Câu hỏi đề thi không yêu cầu xác định thời gian mà Pháp - Mĩ đề ra kế hoạch. Hơn nữa, khi bước vào đông - xuân 1953, Pháp - Mĩ không có kế hoạch nào khác, nếu có chỉ là sự điều chỉnh kế hoạch Nava mà thôi” đại diện Tổ Lịch sử cho biết.

Dẫn chứng của Tổ Lịch sử cho hay, sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 (chương trình Chuẩn), Bài 20 ghi rõ: Trang 145, trong đoạn mở đầu có viết: "Bước vào đông – xuân 1953 – 1954, Pháp – Mĩ âm mưu giành một thắng lợi quân sự quyết định nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự”...

Trang 146, sau khi trình bày về nội dung của kế hoạch Nava, cuối mục có câu hỏi: "Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương khi bước vào đông – xuân 1953 – 1954 như thế nào?"

“Như đã nói ở trên (câu hỏi trang 146 của sách giáo khoa), thí sinh không thể lẫn lộn yêu cầu của câu hỏi là âm mưu của Pháp – Mĩ “trong kế hoạch Nava” thành âm mưu của Pháp – Mĩ “trong việc xây dựng tập toàn cứ điểm Điện Biên Phủ” được” Tổ Lịch sử khẳng định.

Câu 2: Trình bày “Âm mưu là sai”?

Theo Tổ Lịch sử, cụm từ "Khi bước vào đông - xuân 1953 - 1954…" phải hiểu là thời điểm bắt đầu đông - xuân 1953 - 1954, không thể trình bày việc Pháp - Mĩ xây dựng tập toàn cứ điểm Điện Biên Phủ” là việc diễn ra sau thời điểm đó. Cho nên, nếu thí sinh trình bày “Âm mưu của Pháp khi xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ở Đông Dương...” là không chính xác, vì Pháp chỉ nhảy dù xuống Điện Biên Phủ sau khi quân ta thực hiện quyết định của Bộ Chính trị tiến công lên Tây Bắc (Sách giáo khoa Lịch sử 12 (chương trình Chuẩn) trang 147).

Nếu thí sinh có nêu âm mưu của Pháp – Mĩ trong việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để nó trở thành một cái “máy nghiền khổng lồ” thì mục tiêu cuối cùng cũng chỉ là giành chiến thắng quân sự và “kết thúc chiến tranh trong danh dự” (Sách giáo viên Lịch sử 12 (chương trình Chuẩn) trang 158).

“Câu hỏi chỉ yêu cầu trình bày âm mưu và kế hoạch, không yêu cầu trình bày thủ đoạn (những hoạt động của Pháp trong việc thực hiện kế hoạch Nava)” Tổ Lịch sử khẳng định.

Trước đó, một số giáo viên dạy Lịch sử THPT cho rằng, trong Câu 3 phần Lịch sử Việt Nam phải trình bày “Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện Chiến lược Chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam?”, thì âm mưu của Mĩ là “Dùng người Việt đánh người Việt” đó chỉ là bản chất của Chiến lược.

Và, “Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống...” mới là âm mưu...

Tổ Lịch sử khẳng định, xác định âm mưu của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt” là chính xác. Việc “Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống...” vừa là mục đích, vừa là âm mưu chung, âm mưu lâu dài của Mĩ khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam.

“Nội dung này không có trong sách giáo khoa. Bên cạnh đó, mỗi chiến lược chiến tranh lại có những âm mưu cụ thể. Đối với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn, vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ, dưới sự chỉ huy của "cố vấn" Mĩ để chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Như vậy, về cơ bản âm mưu của Mĩ trong “Chiến tranh đặc biệt là “dùng người Việt đánh người Việt”.

Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 (chương trình Chuẩn), Bài 21, trang 169, viết: "Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt” Tổ Lịch sử cho biết .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Đáp án môn Lịch sử Đại học khối C có vấn đề? Flags_1