Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Trợ giáo

Trợ giáo
Thành viên xuất sắc
Thành viên xuất sắc
Các chuyên gia giáo dục đã khẳng định: Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nghĩa là vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp và kĩ thuật dạy học (cả hiện đại và truyền thống) sao cho phù hợp với mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, điều kiện dạy học, năng lực học sinh (HS), cơ sở vật chất... nhằm nâng cao hiệu quả của từng giờ học. Từ lý thuyết đến thực hành, người giáo viên (GV) phải linh hoạt, sáng tạo. Với môn Ngữ văn - lạm dụng việc đọc chép sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cách tiếp cận một tác phẩm.

Đổi mới PPDH học nên bắt đầu từ những vấn đề thiết thực nhất. Trước hết mỗi GV cần phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa các PPDH truyền thống và hiện đại, xóa bỏ những thói quen ảnh hưởng không tốt tới giờ dạy. Lâu nay hiện tượng đọc chép lặp lại nhiều lần trong tiết dạy vẫn tồn tại ở một bộ phận GV.

Dạy học đọc – chép là một kĩ thuật dạy học truyền thống dùng lời để “cung cấp kiến thức” theo cách truyền thụ thông tin một chiều tới HS. Dạy học đọc – chép có những biểu hiện dễ nhận thấy là: trong giờ học, GV đọc nội dung cần học cho HS chép vào vở, HS lấy đó là những căn cứ để tiếp tục học tập.

Lạm dụng cách dạy đọc - chép: Ảnh hưởng xấu tới khả năng tư duy Images11
GV phải mềm dẻo khi vận dụng các phương pháp dạy học

Thực tế cho thấy nếu GV sử dụng quá nhiều thao tác đọc chép trong giờ dạy thì dẫn đến việc cản trở tới mục tiêu tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Cô Phạm Thị Ngân - GV văn của Trường THPT chuyên Hà Nam cho biết: Dạy văn là cả một nghệ thuật đòi hỏi người GV không chỉ vững về chuyên môn và còn phải mềm dẻo trong việc vận dụng các phương pháp truyền thống và hiện đại. Trong giờ dạy GV viên không nên đọc để HS chép mà ở những phần đánh giá tổng hợp lại nên dùng ngữ điệu của mình để nhấn vào phần trọng tâm, kết hợp với ghi bảng để HS dễ theo dõi. Dần dần HS sẽ quen dần với cách dạy của cô. Có những phương pháp truyền thống mà các PPDH hiện đại vẫn không thể thay thế được trong mỗi giờ giảng văn đó là phương pháp giảng bình. GV tập cho HS biết phân tích và bình giảng những từ ngữ, hình ảnh đơn giản để tiến tới tiếp cận ở các cấp độ khó hơn, tiến tới hiểu sâu sắc toàn bộ tác phẩm. Mỗi lời bình hay sẽ tạo ra một không khí văn chương cho giờ dạy, đó là điều cốt yếu mỗi giờ giảng văn phải hướng tới. Phương pháp này hướng HS phát huy tính chủ động trong học tập và đặc biệt bồi dưỡng cách tiếp cận một tác phẩm văn học và tình yêu đối với văn chương.

Lâu nay HS ngại học văn cũng bởi cách dạy ở môn học này vẫn còn nặng nề. song bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học thì vấn đề chọn lựa các tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường phải được cân nhắc hợp lý khoa học và phù hợp với tâm lý lứa tuổi ở mỗi cấp học. Đổi mới PHDH nên đi từ điều cụ thể nhất đó là tạo ra hứng thú tiếp nhận kiến thức cho người học và cần phải được nhân rộng ngay từ những tiết học thường ngày chứ không chỉ ở những giờ hội giảng.

Để chuẩn bị vững chắc cho việc tiếp cận chương trình SGK mới, vấn đề đổi mới PPDH phải được các cơ sở giáo dục áp dụng đại trà chứ không phải chỉ ở một số tiết dạy mẫu. Một số GV dạy văn ở các tỉnh đã chia sẻ: Thực tế tại nhiều trường phổ thông hiện nay việc đổi mới PPDH phần lớn được áp dụng trong những giờ thao giảng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này như năng lực GV hạn chế, tài liệu mở rộng thiếu, sĩ số HS đông, nội dung bài dạy còn dài... Song nếu GV biết sáng tạo và áp dụng các PPDH linh hoạt thì sẽ phát huy được tinh thần chủ động trong học tập của các em.

Nguồn: GDTĐ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Lạm dụng cách dạy đọc - chép: Ảnh hưởng xấu tới khả năng tư duy Flags_1