Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thaodo

thaodo
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú
Bộ sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ” của Nxb Dân trí 62007610
Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các
em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc

Chiều ngày 06/3/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Công văn số 1440/BGDĐT-GDMN đề nghị các sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non không mua và sử dụng bộ sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ”.

Các bạn có thể tải công văn này về tại đây.

Nguồn: BGD&ĐT

Trợ giáo

Trợ giáo
Thành viên xuất sắc
Thành viên xuất sắc
Phát hiện sách dành cho trẻ em in “đường lưỡi bò”

Trưa ngày 12/3/2013, Phòng Văn hóa - Thông tin Q.10 (TP.HCM) tiến hành kiểm tra và phát hiện tại Nhà sách Nhân văn (875 Cách Mạng Tháng 8, P.15, Q.10) bộ sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em có in bản đồ Trung Quốc kèm hình “đường lưỡi bò” 9 khúc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Bộ sách này gồm 3 tập, phần nội dung sai phạm nằm ở bài số 14, trang 35, tập 1.

Theo hồ sơ từ phía Nhà sách Nhân văn cung cấp, tập 1 của bộ sách được in tái bản theo quyết định số 1049 của Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM (thuộc Thành ủy TP.HCM) do Giám đốc - Tổng biên tập Nguyễn Thị Thanh Hương ký ngày 25.7.2011. Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 646-11/CXB/65-58/THTPHCM. Số lượng in 2.000 cuốn, đối tác liên kết xuất bản là Công ty cổ phần giáo dục và công nghệ thế giới thông minh.

Bộ sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ” của Nxb Dân trí Sachtr10
Hình bản đồ in “đường lưỡi bò” trong sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em - Ảnh: Độc Lập

Bộ sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ” của Nxb Dân trí Sachtr11
Đoàn kiểm tra tiến hành niêm phong số sách vi phạm - Ảnh: Độc Lập

Bộ sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ” của Nxb Dân trí Sachtr12
Bộ sách có in “đường lưỡi bò” - Ảnh: Độc Lập

Phía Nhà sách Nhân văn còn cung cấp 1 bản hợp đồng ủy quyền bản quyền tác phẩm: “Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi 1”, “Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi 2”, “Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi 3”. Bên ủy quyền là Công ty TNHH Truyền thông Á Đông (Bên A, địa chỉ: 592/26 Lạc Long Quân, P.5, Q.11, TP.HCM), bên được ủy quyền là Công ty cổ phần văn hóa Nhân Văn (Bên B, địa chỉ: số 1 Trường Chinh, P.11, Q.Tân Bình, TP.HCM).

Nội dung hợp đồng có đoạn: “Bên A đồng ý ủy quyền cho bên B được phép độc quyền phát hành, xuất bản và phân phối những tác phẩm nêu trên tại Việt Nam”.

Phần lời nói đầu của bộ sách có đoạn viết: “Tiếng Hoa dành cho trẻ em là một bộ sách giáo khoa (…), được biên soạn dành riêng cho việc giảng dạy tiếng Hoa cho lứa tuổi thiếu nhi trong và ngoài nước trước tuổi cắp sách đến trường. Sau khi hoàn tất bộ sách này, trẻ sẽ có kiến thức cơ bản về tiếng Hoa, tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc học tiếng Hoa của trẻ trong tương lai”.

Trao đổi với PV Thanh Niên Online qua điện thoại vào chiều 12.3, đại diện Công ty cổ phần văn hóa Nhân Văn cho biết: Bộ sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em xuất bản lần đầu vào năm 2008. Trong lần xuất bản này, vì do không nhận biết nên tập sách có in “đường lưỡi bò” phi pháp. Đến năm 2010, khi dư luận lên án về “đường lưỡi bò” phi pháp, thì công ty cho thu hồi và đã tiêu hủy hết. Khi tái bản bộ sách đã biên tập loại bỏ hình ảnh này khỏi cuốn sách.

Tuy nhiên, ông Phạm Tấn Dũng, Phó trưởng phòng Văn hóa - Thông tin Q.10 nói: “Chúng tôi tiến hành kiểm tra, ghi nhận thực tế là bộ sách tái bản vẫn còn in “đường lưỡi bò” phi pháp. Đoàn kiểm tra đã phối hợp với Công an P.15 lập biên bản vi phạm hành chính, niêm phong 132 cuốn sách là tang vật của vụ việc”.

Theo ông Phạm Tấn Dũng, Phòng Văn hóa - Thông tin Q.10 sẽ báo cáo vụ việc nghiêm trọng này lên UBND quận và UBND thành phố để có hướng xử lý cụ thể.

Ông Dương Thanh Chi, cửa hàng trưởng Nhà sách Nhân văn (875 Cách Mạng Tháng 8, P.15, Q.10) cho rằng, sách cũng là một sản phẩm hàng hóa, khi đơn vị phát hành đưa sách đến nhà sách với đầy đủ giấy tờ hợp lệ thì nhà sách chỉ biết bán chứ không có thời gian đọc, kiểm tra lại.

Ông Chi cho biết trước đó chưa có ai phát hiện ra lỗi vi phạm này.

PV Thanh Niên Online đã liên hệ với Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM. Đại diện Nhà xuất bản này cho biết sẽ tiến hành kiểm tra lại quy trình xuất bản và sẽ sớm có thông tin phản hồi.

Nguồn: Thanh niên

thanhha

thanhha
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Sách Tiếng Việt lớp 1 'quên' quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa?

Trong cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 tập Hai của NXB Giáo dục (tái bản lần thứ 11) có bức ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền nước ta.

Sách Tiếng Việt tập Hai do bà Đặng Thị Lan Anh chủ biên, Chịu trách nhiệm xuất bản: Tổng Giám đốc NXB Giáo dục ông Ngô Trần Ái, Tổng Biên tập Nguyễn Quý Thao.

Tại trang 78 có bài tập 2: “Điền vần iêt hay uyêt?”. Dưới đề bài là bức ảnh minh họa bản đồ Việt Nam, trong đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không được thể hiện rõ.

Bộ sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ” của Nxb Dân trí Ban-do10
Bản đồ Việt Nam không thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tại trang 78 sách tiếng Việt lớp 1, tập 2

Trả lời phóng viên Giaoduc.net.vn về vấn đề này, TS. Lê Hữu Tỉnh, Phó TBT NXB Giáo dục cho biết: Diên tích của Bản đồ Việt Nam in trong SGK rất nhỏ (3cm x 5cm). Người vẽ bản đồ có ý thức thể hiện quần đảo Hoàng Sa (cụm chấm đen bên tay phải dưới đảo Hải Nam Trung Quốc tương ứng với Đà Nẵng đi ra) và Trường Sa (màu vàng) rất rõ ràng. Vì diện tích của bản đồ quá nhỏ nên không thể hiện, chú thích rõ hơn được.

Tuy nhiên, đối chiếu lời ông Lê Hữu Tỉnh với bản đồ in tại trang 78 thấy rằng: Có hình minh họa điểm vàng cho Trường Sa, tuy nhiên nếu xét theo tỷ lệ thì hình minh họa này được đặt tại vị trí chưa chính xác. Bên cạnh đó, không hề có điểm minh họa (cụm chấm đen) cho Hoàng Sa như lời ông Lê Hữu Tỉnh nói.

Bộ sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ” của Nxb Dân trí Ban-do11
Vị trí chính xác của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

Cũng theo ông Lê Hữu Tỉnh: Đây chỉ là hình minh họa cho ngữ liệu cho học sinh điền vần về khái niệm Bản đồ Việt Nam, chứ không phải là một bản đồ hành chính thật tường minh để dạy môn địa lý. Vì vậy, với diện tích 3cm x 5cm người vẽ không có “đất” để chú thích rõ ràng cho quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Khi được hỏi, tại sao trong bản đồ, các vùng miền Việt Nam được tô màu, có chú thích, góc bên trái của bản đồ cũng có bảng chú giải thì tại sao quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lại không được thể hiện như vậy, ông Lê Hữu Tỉnh cho biết, phần chú giải góc bên trái của bản đồ cũng chỉ là tượng trưng bằng... những hình chấm chấm chứ không phải chữ. Đây là hình vẽ minh họa chứ không phải là một bản đồ thu nhỏ.

Ông Lê Hữu Tỉnh khẳng định, sự thể hiện bản đồ như thế là có thể chấp nhận được.

Nói như ông Tỉnh thì có thể hiểu rằng: Vậy một hình minh họa nhỏ thì được phép có sai xót lớn?!

Tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền của đất nước, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ là vấn đề thời sự cấp bách hiện nay mà còn là vấn đề lâu dài, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà là cho mãi mai sau, đặc biệt là với thế hệ tương lai. Với các em nhỏ, hình thức quảng bá, giáo dục bằng hình ảnh trực quan là hiệu quả nhất. Thế nhưng, những hình ảnh trực quan ban đầu ấy còn không rõ ràng, tường minh thì làm sao có thể cho các em một nhận thức đúng đắn?

Nguồn: Giáo dục Việt Nam

Hồng Miêu

Hồng Miêu
Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Ngày 21/3/2013, NXB Giáo dục VN đã có công văn gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và truyền thông về việc bản đồ Việt Nam trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 chưa thể hiện rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo đó, diện tích của bản đồ Việt Nam in trong SGK rất nhỏ (3cm x 5cm). Người vẽ bản đồ đã có ý thức thể hiện quần đảo Hoàng Sa (cụm chấm đen bên phải, tương ứng với TP. Đà Nẵng đi ra) và quần đảo Trường Sa (cụm chấm đen trên nền phớt vàng ở góc dưới). Vì diện tích của bản đồ quá nhỏ nên không thể hiện, chú thích được. Đây là hình minh họa cho bài tập điền vần trong SGK Tiếng Việt lớp 1, không phải bản đồ hành chính được dạy trong môn Địa lý.

Tuy nhiên, ông Ngô Trần Ái, Tổng giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam, nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận thấy sự thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong bản đồ Việt Nam ở cuốn sách nêu trên chưa được tường minh và rõ ràng. Lãnh đạo NXB Giáo dục VN đã yêu cầu ban biên tập chỉnh sửa hình bản đồ Việt Nam trong sách bằng cách nới rộng diện tích chiều ngang đủ để thể hiện chính xác và tường minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Nguồn: Phụ nữ

thaodo

thaodo
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú
Ngày 22/3/2013, NXB Giáo dục Việt Nam đã hoàn thành việc in lại cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 tập Hai có hình ảnh rõ nét kèm theo chú thích rõ ràng về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Bộ sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ” của Nxb Dân trí Ban_do10
Ảnh VTC

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Bộ sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ” của Nxb Dân trí Flags_1