Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Trợ giáo

Trợ giáo
Thành viên xuất sắc
Thành viên xuất sắc
Trở lại núi Cấm (xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) sau hơn ba tháng Báo Phụ Nữ có bài Chông chênh đường đến trường, phản ánh những khó khăn của vùng đất đặc thù trên “nóc nhà ĐBSCL”, chúng tôi tiếp tục chia sẻ với vô vàn thử thách của giáo viên (GV) nơi đây.

Không chỉ thường xuyên cuốc bộ hàng cây số đường rừng để vận động mỗi khi học sinh bỏ học, hay leo dốc đứng gần chục cây số mỗi khi hội họp,… thầy cô ở đây còn “mắc cạn” với chuyện nước sinh hoạt. Thầy Lại Văn Khóm, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường THCS Núi Cấm đã khiến tôi bất ngờ khi cho biết, đến nay núi Cấm vẫn chưa có hệ thống nước phục vụ sinh hoạt nên thầy cô ở đây phải trông vào nguồn nước duy nhất nằm dưới thung lũng.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng từ việc trồng rẫy ở phía thượng nguồn nên nguồn nước rất xấu. “Nước thường xuyên có mùi hôi, tanh, nên buổi sáng súc miệng thầy cô nào cũng ọi, ụa mấy lần. Khổ nhất là bị ngứa mỗi khi tắm nguồn nước này”, thầy Khóm bức xúc. Cô Dương Hoàng Vân, GV môn văn, một trong những nạn nhân thường xuyên của nguồn nước “nhiễm bẩn” cho biết: lâu thì một tháng, gần thì vài ba ngày là bị nổi mẩn ngứa sau khi đi tắm, phải uống thuốc mấy ngày mới hết. Có hôm dị ứng nhiều, phải nhờ đồng nghiệp lên lớp thay.

Góc khuất của giáo viên vùng sâu: Vay nợ để được đến trường 11a10
Chưa đủ tiền sắm vỏ lãi nên cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thúy phải xắn quần cuốc bộ đến trường và "dạy chay" âm nhạc cho học sinh

Nhiều GV ở vùng sâu của tỉnh Kiên Giang đã nói một cách chua chát là họ đã không còn chỗ để than... khổ. Nhiều nơi còn không có cả nước bẩn để sử dụng. Họ cùng lúc phải đối mặt với quá nhiều cái không. Không chỉ thiếu những thứ thiết yếu, như: bảng tên, sân chơi, mà điểm trường Kinh 5 ấp Tý của Trường tiểu học Danh Coi, xã Đông Hưng B (huyện An Minh) còn mang nhiều cái không khác: không điện, không nhà vệ sinh, không nước bẩn để sử dụng vào việc dội nhà vệ sinh. Điểm trường nằm ngay dưới đường dây đang cung cấp điện sinh hoạt cho người dân trong vùng nhưng vẫn không điện. Trường cũng được đầu tư nhà vệ sinh và giếng bơm, nhưng tất cả đã trở thành con số không ngay từ ngày bàn giao do giếng bơm không hoạt động, nhà vệ sinh thì không thể sử dụng. Cô Nguyễn Thị Thu Thủy, GV dạy lớp 1 và lớp 3 ở đây cho biết: Thường thì GV “nhịn” đợi đến về nhà, nhưng học trò thì vô tư “xả” nên quanh lớp học luôn bốc mùi.

Do đặc thù sông ngòi chằng chịt nên nhiều địa phương chưa có đường bộ đến trường. Vì vậy, các thầy cô phải sắm vỏ lãi (tắc ráng) làm “chân”. Việc này đã đẩy nhiều GV lâm cảnh nợ nần. Không chỉ có GV ở điểm trường Trấp Khỉ, Trường tiểu học Thạnh Lộc 3, xã Thạnh Lộc, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang) phải vay tiền sắm vỏ lãi đi dạy mà Báo Phụ Nữ đã phản ánh (bài Xắn quần dạy học ở Trấp Khỉ), những ngày rong ruổi ở vùng U Minh, chúng tôi còn biết thêm rất nhiều trường hợp GV phải vay nợ để sắm phương tiện đến trường. Mất gần chục triệu để sắm vỏ lãi, nhưng theo thầy Nguyễn Văn Tiền (Trường tiểu học Danh Coi), đó chỉ là đồ cấp thấp, thời gian sử dụng không lâu. Muốn sắm vỏ lãi coi được, cần gấp đôi số tiền đó. Cô Nguyễn Thị Thu Thủy, một đồng nghiệp của thầy Tiền cho biết: chiếc vỏ lãi đi dạy của cô là trên 30 triệu đồng.

Góc khuất của giáo viên vùng sâu: Vay nợ để được đến trường 0510

Tuy nhiên, không phải GV nào cũng may mắn sắm được phương tiện, đành chấp nhận xắn quần lội theo những lối mòn trơn trượt và sình lầy để được đến trường. Cô Nguyễn Thị Thanh Thúy, GV nhạc của Trường tiểu học Danh Coi, người thường xuyên cuốc bộ đến trường do chưa có tiền sắm vỏ lãi cho biết: Những ngày mưa, đường trơn, đi tay không đã khó nên không thể mang theo đàn, phải bắt nhịp bằng miệng cho học sinh ca”. GV gánh chịu trăm bề khó khăn như thế, liệu những người quản lý giáo dục có hay?

TÙNG HƯƠNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Góc khuất của giáo viên vùng sâu: Vay nợ để được đến trường Flags_1