Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Hồng Miêu

Hồng Miêu
Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tấm bản đồ cổ có tên "Hoàng trực tỉnh địa dư toàn đồ" được Tiến sĩ Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, hiện là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam, đặc biệt cẩn trọng lưu giữ trong mấy chục năm qua. Đây là tấm bản đồ do người Trung Quốc xây dựng và ấn hành thời gian đầu thế kỷ XX, do vậy bên cạnh giá trị về mặt lịch sử nó còn là cơ sở giúp các học giả Việt Nam trong các nghiên cứu chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hoặc các nghiên cứu chung về biển Đông.

Tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam 57885710
Tấm bản đồ cổ có tên "Hoàng trực tỉnh địa dư toàn đồ" chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc

“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải đầu thế kỷ XX. Đây là một trong những tập bản đồ Trung Quốc được vẽ và ấn hành vào cuối triều Thanh, phản ánh nhận thức đương thời của người Trung Quốc, quan chức, học giả đối với cương giới, lãnh thổ Trung Quốc thời điểm đó.

Điều đáng chú ý là: Trên bản đồ toàn quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Đảo Hải Nam trên bản đồ là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông, chứng minh các quần đảo ở Biển Đông nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Bando12
Cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. Không hề có Hoàng Sa, Trường Sa trong tấm bản đồ chính thống này

Tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được in màu khá đẹp gồm 35 miếng ghép bằng giấy bồi dán trên mặt vải bố, trong đó mỗi miếng ghép có kích cỡ khoảng 20x30cm.

Nói về cơ duyên có được tấm bản đồ này, Tiến sĩ Mai Hồng cho biết: “Khoảng thời gian cuối những năm 1970 thế kỷ trước, lúc này đang công tác tại Viện Hán Nôm và được cố Giáo sư Phạm Huy Thông giao cho việc trông coi kho sách cổ, trong một lần có một cụ ông ở Phú Xuyên (Hà Tây cũ) gánh sách lên bán cho Viện, trong hành trang cá nhân của ông có đem theo tập “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, biết tôi là người yêu thích sưu tập các văn tự cổ, ông lão đã bán tấm địa đồ này cho tôi…”. Sau khi có được tấm bản đồ ông Hồng đã cất giữ trong kho tư liệu của mình. Đến năm 2002, ông  Hồng về hưu và cũng dần quên mất sự có mặt của tấm bàn đồ. Tình cờ trong một lần gần đây sắp xếp lại kho tư liệu ông mới tìm lại được tấm bản đồ quý này.

Phía trên của “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có một văn bản bằng Hán tự cổ có nội dung như sau:


Năm Mậu Tý Khang Hy 47 (1708)  đời vua Thanh Thánh Tổ Nhân Hoàng đế, Thánh Tổ nhà Thanh tuyển phái các giáo sĩ Bạch Tấn Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ, chế tác Vạn lý thành đồ, sau hơn một năm (1710) thì công việc hoàn thành. Vua vui mừng, lại xuống chiếu cho [giáo sĩ] Phan Như Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ vẽ bản đồ Mạch đại thành của Mông Cổ, Mãn Châu hợp thành [bản đồ của] hai tỉnh Trực Lệ và Sơn Đông.

Đến năm Tân Mão Khang Hy 50 (1711), vua sai các giáo sĩ đi tới khắp 13 tỉnh, đo lường đất đai tạo bản đồ Mạch đại “Thành Thang chuộng hiền”, đi về các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây; Phùng Bỉnh, Chính Đức, Mã Nặc đi về các tỉnh Hà Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Nam; Phí Ẩn, Hòa Phan - như đi về các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quí Châu, Hồ Quảng.

Trải qua một năm bốn lần đọc duyệt, qui mô bắt đầu định hình. Các giáo sĩ đều được triệu tập về kinh đô để họ múa bút vẽ họa, sau hai năm công việc cáo thành với bức toàn đồ 15 tỉnh, tấu trình lên vua ngự lãm. Ngài vui khuyến khích bằng nghi lễ long trọng. Từ đấy các nhân sĩ Trung Hoa và phương tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc. Đại để là gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn thảo trước đây.

Ta không do dự về kiến văn cô lậu nông cạn của mình để mô tả bức họa này lại không dám tự khoe rằng chỉ một mình có nhiều công hơn cả tiền nhân. Duy về cương vực của các thôn ấp quận huyện ở các tỉnh đã có thay đổi đôi chút, cho nên xem chỗ nào thiếu thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì đính chính sửa sang, làm bớt sai suyễn và làm sáng sủa hơn lên để khi nhìn vào đó thấy rõ ràng như nhìn vào lòng bàn tay, tại các cửa biển ở các miền diên hải đều phỏng họa các đường thủy tầu thuyền ra khơi vào cảng. Tự hỏi nếu mắc một lỗi thì sẽ lấy gì  đề bù đắp đầy đủ cho cách nhìn của vạn con mắt? Nhưng nếu có tri thức tất sẽ nói được lời nói gồm chung thiện ý với mọi người.

Mùa xuân năm Quang Tự nhà Thanh Giáp Thìn (1904), Giám đốc [Chủ biện] đài Thiên văn ở Dư Sơn Sái Thượng Chất chép.

Nếu nhìn vào “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có thể thấy đại đồ thể hiện cương vực Trung Quốc xưa (có giá trị như bản đồ hành chính Trung Quốc ngày nay), đó là cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền cương vực quốc gia. Song trên tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở địa giới của đảo Hải Nam ngày nay mà không hề có sự xuất hiện các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông.

Tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Ban-do12
Toàn đồ này thực hiện dưới sự ảnh hưởng của kỹ thuật vẽ địa đồ phương Tây, tuy nhiên điểm cực Nam của Trung Quốc trong cương vực tổng thể vẫn không vượt quá Quỳnh Châu

Cũng theo lời dẫn này, tấm bản đồ ra đời có công rất lớn của các giáo sĩ, họ là những người trực tiếp đi đo đạc, ghi chép và vẽ nên tấm bản đồ. Trong số đó, có ba vị giáo sĩ có nhiều đóng góp lớn đó là Lợi Mã Đậu (tên tiếng anh là Matteo Bicci), Thanh Nhược Vọng (Joannes Adam Schall Von Bell), Nam Hoài Nhân (Ferdinandus Verbiest), họ đã được ghi danh vào cuốn từ điển Từ Nguyên của Trung Quốc. Điều đó cho thấy, đây là những con người có thật, làm những việc có thật. Họ đã vẽ nên những điều tai nghe mắt thấy và không có gì có thể đổi trắng thay đen được.

Tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Ten-gi10
Các giáo sĩ có công lớn trong việc lập nên "Hoàng trực tỉnh địa dư toàn đồ" được ghi danh trong từ điển Từ Nguyên của Trung Quốc

Trước đó trên các bản đồ do người Hà Lan vẽ năm 1754 và của Việt Nam như: Hồng Đức bản đồ (1774), trong các ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục”, Đại Nam Nhất Thống toàn đồ,… chủ quyền đã thuộc về Việt Nam. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, luật pháp chứng minh.


Tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Bando11
Bản đồ Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do người Hà Lan vẽ năm 1754

Tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Kienthuc-kho273-6hongduc1774_sazw
Hồng Đức bản đồ năm 1774. Đây là bản đồ vẽ rõ địa thế xứ Đàng Trong cuối thế kỷ 18, từ Đồng Hới đến biên giới Cao Miên, do Đoàn Quận Công Bùi Thế Đạt vẽ dâng lên Chúa Trịnh năm 1774 để phục vụ chiến dịch Nam Tiến năm 1775. Trên bản đồ, Bãi Cát Vàng được vẽ ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi.

Tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Kienth10
Bản đồ năm 1776. Đây là một trong những bản đồ của cuốn sách “Phủ Biên tạp Lục” do Lê Quý Đôn (1726-1784), một nhà bác học Việt Nam, biên soạn năm 1776. Lê Quý Đôn mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa, Trường Sa và công việc khai thác của Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này

Tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Pictur10
Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn (Đại Nam Nhất Thống toàn đồ) vẽ khoảng năm 1838, đã vẽ "Hoàng Sa", "Vạn lý Trường Sa" thuộc lãnh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam

Mời các bạn xem phim tư liệu:


Tổng hợp

thaodo

thaodo
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú
Sáng ngày 25/7/2012, Tiến sĩ Mai Hồng đã hiến tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”.

Tiến sĩ Mai Hồng nói: “Tôi mua được bản đồ cách đây hơn 40 năm với giá hơn một tháng lương. Hiện nay, bản đồ có thể bán được với giá cao, tuy nhiên tôi quyết định tặng nó cho bảo tàng. Tấm bản đồ mang giá trị pháp lý lớn này chứng tỏ chủ quyền của chúng ta trên biển Đông. Giá trị pháp lý này được chính vua nhà Thanh đã chứng minh điều đó. Bản đồ được thực hiện theo cách làm bản đồ phương Tây với đầy đủ kinh, vĩ tuyến”.

Tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Lye2oi10
Tiến sĩ Mai Hồng (người đeo túi) trao bản đồ cho Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia - Ảnh: Việt Dũng

Tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Wgtbqt10
Tiến sĩ Mai Hồng giải thích cho người xem về tấm bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa - Ảnh: Việt Dũng

Tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Ldvhjg10
Nhiều người xem tấm bản đồ của Trung Quốc in đầu thế kỷ XX không có Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Việt Dũng

thaodo

thaodo
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú
Bản đồ Việt Nam trong cuốn Từ điển La tinh - Việt Nam của giám mục Jean Louis Taberd xuất bản năm 1838 vẽ một phần của "Paracel hay Cát Vàng" (Paracel seu Cát Vàng) vào khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay.

Tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Anh-ba10
An Nam Đại quốc họa đồ (Bản đồ Việt Nam) trong cuốn Từ điển La tinh - Việt Nam xuất bản năm 1838
Nguồn Cục Thông tin đối ngoại

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Flags_1