Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thanhha

thanhha
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Gần đầu năm học mới, phụ huynh có con em trong độ tuổi vào trường từ mầm non đến trung học lại nôn nao, xôn xao đi tìm “trường điểm” (nói nôm na của trường chuẩn), bất chấp những quy định hạn chế mà ban giám hiệu mỗi nơi đề ra cho từng vùng, từng khu vực.

Mong sao nơi nào cũng là “trường điểm” Truong10
Những gia đình may mắn sống trong phạm vi thu nhận của “trường điểm” thì không lo âu, trái lại thì rất nhọc tâm, vất vả đi xin chỗ cho con em. Nhiều phụ huynh chấp nhận đi xa hàng chục cây số đưa rước con em mỗi ngày suốt những năm dài chỉ mong sao chúng được học “trường điểm”, mặc cho gần sát nhà mình vẫn có trường lớp. Thậm chí có phụ huynh “chạy trường” từ tỉnh thành này qua tỉnh thành khác cho con em học mẫu giáo, lớp 1!

Đúng ra chọn lựa trường là quyền của mỗi phụ huynh phát xuất từ tình thương yêu, nỗi lo lắng tương lai cho thế hệ nhỏ. Trong điều kiện hạn chế, ngành giáo dục chưa đủ khả năng tạo ra hết các trường đều là “điểm” nên phát sinh vấn nạn “chạy trường”? Xét về nhân tâm, thì “lòng tham” ở phụ huynh mong con em học hành giỏi, xuất sắc, thành người hoàn chỉnh là không xấu, không nên khe khắt đánh giá vì mưu cầu ở họ là có một thế hệ con em giỏi cho đất nước?

Về phía ban giám hiệu các “trường điểm” ta chắc rằng họ cũng không mong chi chỉ có một số trường mình là “điểm” để phải đối đầu với nhiều thứ khó xử đến độ gần đầu năm học có hiệu trưởng phải bỏ trốn tới khuya mới dám về nhà, tắt điện thoại di động... Và về mặt tâm lý toàn ngành những thầy cô giáo được điều về những trường “không điểm” cảm thấy lạc lõng thế nào khi chứng kiến người ta mang con em ra khỏi khu vực trường mình? Họ cũng được đào tạo bài bản, muốn làm giáo viên giỏi nhưng mặc cảm cái nơi “không điểm” gây cho họ sự tự ti trước đồng nghiệp, trước phụ huynh... Do thua kém điều kiện vật chất trong giảng dạy họ bị “phân biệt đối xử”? Lòng họ mơ ước được xã hội chan ra các nhu cầu phục vụ trong giảng dạy như nhau để trường họ cũng là “trường điểm”, họ trở thành “giáo viên điểm” bất cứ công tác địa bàn nào miễn là đồng cấp trong cả nước.

Mong sao nơi nào cũng là “trường điểm”.

NGUYỄN T. NAM (Cần Thơ)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Mong sao nơi nào cũng là “trường điểm” Flags_1