Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

muctim

muctim
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Môn văn: Cần đọc kỹ đề

Theo nhiều giáo viên (GV), thí sinh cần nắm kỹ kiến thức cơ bản, có phương pháp và kỹ năng làm bài, chữ viết rõ ràng thì khả năng giành điểm 8-9 không khó. Tuy nhiên, một số GV có kinh nghiệm chấm thi lớp 10 lưu ý: Những năm trước có nhiều thí sinh mất điểm ở câu 1 và câu 2 do không đọc kỹ đề.

Ở phần nghị luận xã hội, lỗi mà thí sinh thường mắc phải vẫn là không đọc kỹ đề. Cô Lê Thị Thu Thắng (GV môn văn Trường THCS Điện Biên, Q.Bình Thạnh) chia sẻ: “Không đọc kỹ đề nên đề yêu cầu chép khổ thơ này thì các em lại chép khổ thơ khác, một số em phân bố thời gian không hợp lý đã sa đà vào phân tích, chứng minh, bình luận một luận điểm mà không có thời gian làm luận điểm khác cũng bị mất điểm. Các em cần nắm kỹ phương pháp làm bài bởi nếu đề yêu cầu phân tích nhân vật mà các em chỉ tóm tắt tác phẩm hay khi phân tích khổ thơ thì các em chỉ nói nội dung mà không phân tích các biện pháp nghệ thuật, dẫn đến điểm thấp”. Đối với phần nghị luận xã hội, những năm gần đây đề thi thường ra theo hướng mở, tức là cùng bàn về một sự vật hiện tượng nhưng sự vật hiện tượng này phải mang tính thời sự. “Thí sinh phải thường xuyên cập nhật các vấn đề thời sự thì mới hiểu và phân tích được vấn đề. Ngoài ra, đề thi học kỳ toàn thành phố vừa rồi có những câu rất hay, tức là bằng những hình ảnh minh họa để chứng minh, bình luận, phân tích về vấn đề nào đó khiến HS khá thích thú. Bước đổi mới này tuy ban đầu hơi khó nhưng sẽ khơi gợi được tính sáng tạo, hiểu biết của các em, nếu đề tuyển sinh tiếp tục có những câu như đề thi học kỳ vừa qua sẽ rất hay”, cô Lê Thị Kiều Nga (GV môn văn Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3) cho hay.

Nhìn chung, để làm tốt đề thi môn văn, các GV đều khuyên thí sinh rằng, khi nhận đề, các em nên đọc kỹ, gạch dưới những yêu cầu quan trọng của đề, lập dàn ý đại cương ngắn gọn, phân bố thời gian hợp lý; đồng thời các luận cứ, luận chứng, luận điểm phải rõ ràng, biết tách đoạn, liên kết đoạn và chữ viết rõ ràng, câu cú mạch lạc mới đạt điểm cao.

Môn toán: Tránh để sai dấu

Bí quyết “rinh” điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Diem-210
HS lớp 9A1 Trường THCS Lý Phong (Q.5) được giáo viên ôn tập môn văn

Thầy Nguyễn Quang Hiển (GV môn toán Trường THCS Ngô Tất Tố, Q.Phú Nhuận) cho biết: “Khi làm bài, thí sinh rất dễ mắc lỗi về dấu khi không đổi dấu cho các hàm tử trong ngoặc. Lỗi này thường gặp ở HS giỏi là do không cẩn thận vì có lẽ các em nghĩ mình nắm rõ nhất nên vội vàng lướt qua. HS trung bình sai dấu thường do không hiểu kiến thức cơ bản, chỉ làm theo quán tính. Phần này những HS khá là ít sai sót nhất. Về điểm trừ cho việc sai dấu, các em làm sai đến đâu giám khảo sẽ chấm điểm đến đó, thậm chí dù các bước làm đều đúng nhưng ngay từ đầu bị sai dấu thì cũng không chấm điểm”. Đồng tình với ý kiến này, thầy Nguyễn Trí Dũng (Tổ trưởng bộ môn toán Trường THCS Võ Trường Toản, Q.1) nói: “Thí sinh làm sai dấu là do không nắm kiến thức cơ bản, lại vội vàng trong khi làm. Cấu trúc đề thi có lẽ giống với những năm trước, có 20% độ khó - độ khó này ở phần đại chủ yếu tập trung ở hệ thức Viet hay biến đổi căn thức bậc hai. Để làm được phần này, thí sinh phải ứng dụng được các hệ thức Viet vào nhiều dạng bài tập mới có thể giải được. Còn ở phần hình, các em nên tập trung vào câu a và b, còn câu c và d thường dùng để phân loại nên nếu thấy quá khó các em nên dành thời gian tập trung cho các bài tập trên. Các em nên vẽ hình bằng bút chì để có thể xóa khi làm sai, chứng minh đến đâu các em vẽ đến đó để dễ nhìn”.

Môn tiếng Anh: Viết chữ phải rõ ràng

Ở môn này rất nhiều thí sinh mất điểm do chữ viết không rõ ràng, chia động từ sai hay nhầm lẫn giữa các danh từ số ít, danh từ số nhiều. Thầy Trần Minh Hoàng (GV môn tiếng Anh Trường THCS Điện Biên, Q.Bình Thạnh) cho biết: “Đoạn văn yêu cầu thí sinh xác định đúng hay sai, đề thi thường yêu cầu viết tắt là T/F, phần này nhiều em ghi không rõ ràng vì chữ T và F khá giống nhau nên giám khảo không chấm điểm. Phần chọn từ điền vào chỗ trống, các em cần ghi chữ in hoa, nếu sai gạch viết lại vì nếu chỉ sai một chữ cái trong từ các em cũng dễ mất hết điểm ở câu đó”. Cô Lê Hà Nguyên Phương (Tổ trưởng môn tiếng Anh Trường THCS Ngô Tất Tố, Q.Phú Nhuận) bổ sung: “Các em nên đọc hết đoạn văn để hiểu ý chính, sau đó đọc kỹ lại từng câu, dùng bút chì điền những từ thích hợp trong đoạn văn trước rồi sau đó kiểm tra lại cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ đặt trong câu văn đó đã phù hợp chưa mới tô lại bằng bút bi. Phần viết lại câu, các em phải thuộc lòng và vận dụng cấu trúc vào bài tập mới làm được, phần này các em chú ý chia động từ vì nếu sai sẽ không có điểm, còn nếu sai về từ loại giám khảo có thể vẫn cho điểm nhưng chắc chắn không phải là điểm tuyệt đối”.

Nhìn chung, ở môn tiếng Anh, các GV cho rằng khi cầm đề thi, thí sinh nên đọc lướt qua toàn bộ đề, sau đó đọc kỹ từng câu hỏi để hiểu đúng yêu cầu đề. Thí sinh nên làm từng phần từ trên xuống dưới, câu nào cảm thấy chưa chắc chắn thì đánh dấu và quay lại làm sau. Ngoài ra, tránh trường hợp có hai đáp án cùng một câu bởi một số em ghi đáp án mới nhưng lại quên xóa đáp án cũ…

Nguồn: Giáo dục Online

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Bí quyết “rinh” điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Flags_1