Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

muctim

muctim
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Công tác tổ chức yếu khiến nhà trường và phụ huynh đặt nặng thành tích dẫn đến những áp lực hơn thua không đáng có lên con trẻ.

Để tạo sân chơi cho học sinh và nhà trường, ngành giáo dục liên tục tổ chức nhiều cuộc thi nhằm tạo sân chơi hữu ích như: Nét vẽ xanh, Em tập viết đúng, viết đẹp, Hùng biện tiếng Anh, Ý tưởng trẻ thơ… Bên cạnh áp lực từ chương trình học chính khóa, nhiều học sinh phải “gánh” thêm nỗi lo thi ngoại khóa chỉ vì quan niệm “thi cử là hơn thua”.

Tự gây áp lực

Buổi thi Nét vẽ xanh của khối tiểu học vừa tan, một phụ huynh con học lớp 4 ở quận Thủ Đức rối rít hỏi con: Làm bài thế nào con? Các nhóm khác vẽ đẹp không? Cô có nhận xét gì không?... khiến đứa trẻ lúng túng vì sợ.

Chưa kịp để con giải thích, chị hồn nhiên kể với những phụ huynh khác: “Cả tuần rồi, ngoài giờ học ở trường, về nhà cho con ăn rồi học vẽ, không đi chơi đâu cả, nếu được giải thì muốn chơi đâu cũng được. Từ khi có cuộc thi này đến giờ, tiền, giấy đã tốn cả mớ mà không được giải gì nữa thì thôi chứ làm được gì”.

Bà Hà Kim Dung, Phó Trưởng ban cuộc thi Nét vẽ xanh suốt 15 năm qua, cho biết đây là một cuộc thi mang tính giao lưu, tạo sân chơi cho các em học sinh. Tuy nhiên, vì nghĩ là cuộc thi nên nhiều phụ huynh và giáo viên các trường đặt nặng tâm lý hơn thua để gây áp lực cho các em. “Có lần ban tổ chức tìm hiểu mới biết giáo viên một trường tiểu học ở quận 11 bắt học sinh vẽ đi vẽ lại nhiều lần một bức tranh để đi thi. Về nhà, phụ huynh bắt vẽ tiếp. Cách làm như vậy rất phi sư phạm, giáo viên vì thành tích khiến trẻ bị áp lực và mất sự sáng tạo. Những bài thi đó không được đánh giá cao sẽ rất thiệt cho trẻ” - bà Dung bức xúc.

Trò mệt vì “ngoại khóa” 9chot_02b5a
Để đi thi viết chữ đẹp, nhiều học sinh phải trải qua một hành trình luyện chữ mệt mỏi. Trong ảnh: Học sinh tham gia liên hoan Em tập viết đúng, viết đẹp cấp TP. Ảnh chỉ mang tính minh họa: PHẠM ANH

Luyện tối ngày

Tại ngày hội Em tập viết đúng, viết đẹp cấp TP vừa diễn ra tại quận Tân Phú, một giáo viên dạy tiểu học trong quận cho biết gần các trường học trong quận có nhiều cơ sở luyện viết chữ đẹp, nhiều phụ huynh khi biết cuộc thi này liền đưa con đến đó luyện. Vì nhiều trường không có bán trú nên nếu con học sáng thì chiều cho con đi luyện chữ và ngược lại. “Có phụ huynh đến gặp mình hỏi “ở đâu luyện viết chữ đẹp để cháu nó được đi thi?” nghe mà giật mình. Có người ở tận quận Gò Vấp cho con xuống đây chỉ để luyện chữ giống như một phong trào, vừa mệt mỏi cho trẻ vừa tốn kém. Không phải thi cử nhưng có chọn lọc là có ganh đua, phụ huynh nào cũng muốn con mình được xướng tên trên “bảng vàng” nên cho con đi luyện như luyện gà chọi làm mất đi nét đẹp của cuộc thi” - cô giáo này chia sẻ.

Với giải thưởng hơn 100 triệu đồng, nhiều điều hấp dẫn từ cuộc thi Hùng biện tiếng Anh do Sở GD&ĐT TP.HCM và Trường Anh ngữ ILA tổ chức đã thu hút hơn 2.000 thí sinh dự thi vòng loại. Tuy nhiên, chỉ chọn lọc hơn 100 em cho vòng tiếp theo khiến không khí quá tải và căng thẳng cho cả phụ huynh và học sinh.

Em NT Vân, học sinh lớp 8 ở quận Tân Bình, than thở nhà trường khuyến khích đi thi cho vui mà em thấy mệt quá. Thời gian này em đang thi học kỳ nên phải học rất nhiều. Em học tiếng Anh tăng cường nhưng không giỏi lắm, hơn nữa ôn thi các môn chính khóa đã rất mệt nên không muốn phân tâm. Lúc đầu em không muốn thi nhưng ba mẹ bắt đi để lấy kinh nghiệm. “Ba mẹ còn xin cho em đi học một khóa luận tiếng Anh ở Trung tâm Hợp Điểm, tải rất nhiều bài hùng biện trên mạng cho em học đi học lại. Mẹ còn nói phải cố gắng thi đậu để sau này đi thi học bổng du học dễ hơn làm em lo quá vì vòng sơ loại em làm không tốt lắm. Nếu rớt chắc ba mẹ thất vọng về em lắm” - Vân lo lắng.

Trò mệt vì “ngoại khóa” 9box_a3079


Công tác tổ chức yếu

Hằng năm, ngành giáo dục có tổ chức nhiều cuộc thi cho học sinh và nhà trường. Đây là những hoạt động ngoại khóa cần thiết để bổ túc cho chương trình chính khóa, tạo điều kiện để các trường và học sinh giao lưu, học hỏi cùng nhau. Tuy nhiên, một số trường và phụ huynh không lĩnh hội được tinh thần này dẫn đến áp lực chồng chéo từ đơn vị tổ chức đến người tham gia. Tất cả đều do công tác tổ chức của ngành còn yếu, thiếu khoa học, mang tính chuyên môn nhiều hơn là sân chơi, vô hình trung tạo nên một chuỗi tâm lý áp lực thành tích từ trên xuống. Trường muốn nhiều giải để xứng tầm, giáo viên và phụ huynh muốn trò đạt kết quả cao… khiến học sinh là người lãnh đủ. Đó là tâm lý chung khó xóa bỏ trừ khi phải đổi mới công tác tổ chức.
Ông TRẦN KHẮC HUY, Trưởng phòng Công tác HS-SV, Sở GD&ĐT TP.HCM

Hãy cho con vui chơi đúng nghĩa

Trong nhiều chương trình ngoại khóa mang tính sân chơi, con trẻ đang bị người lớn cướp đi sự thoải mái, bị áp lực thi đua không cần thiết. Khi phụ huynh áp suy nghĩ thắng thua, tâm lý trẻ sẽ đi vào hai thái cực, một là con sẽ phải chiến thắng bằng mọi giá, hai là trẻ tự nghĩ mình chẳng bằng ai trong cuộc đời. Như trong ngày hội Em tập viết đúng, viết đẹp vừa qua, hầu như trẻ nào cũng được quà, được giấy khen nhưng phụ huynh lại không hài lòng. Có người còn vô tư hỏi: “Tại sao không có giải nhất, giải nhì?”. Phụ huynh hãy cho con trẻ tham gia các chương trình ngoại khóa như một ngày hội vui chơi đúng nghĩa, hãy để trẻ thoải mái bộc lộ hết khả năng của mình, sẽ giúp trẻ phát triển tâm lý và nhân cách tốt sau này.
Cô NGUYỄN HỒ THỤY ANH, chuyên viên, giáo viên tâm lý thuộc Sở GD&ĐT TP.HCM
PHẠM ANH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Trò mệt vì “ngoại khóa” Flags_1