Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

ngocbich

ngocbich
Spammer
Spammer
TT - Trước lúc vào bài học mới, tôi đọc cho học trò nghe bài viết "Những đoàn tàu trật bánh" của tác giả Nguyễn Thị Phinh đăng trên báo Tuổi Trẻ.

Ngả đường nào đến tương lai? 7ee94010
Rất đông thí sinh đang chờ đợi nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học trong đợt đăng ký xét tuyển vừa qua. Trong đó, có bao nhiêu bạn đạt được ước mơ của mình?

Đọc để cùng chia sẻ và đọc để dạy cho các em một bài học ngoài bục giảng, bài học về ngả đường nào đi đến tương lai. Bởi người ta thường nói rằng: “Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình”. Đó là một chân lý.

Đối với các thí sinh đang đứng trước ngưỡng cửa đại học, sự sáng suốt lựa chọn con đường mình sắp bước là một bài toán không hề đơn giản, nếu bị cha mẹ cấm cản sở thích của mình.

Trên thực tế, để lập thân lập nghiệp, mỗi người cần sáng suốt lựa chọn một con đường cho chính mình dựa trên khả năng và sở thích của bản thân.

Tuy nhiên, vì các em chưa có đủ kinh nghiệm nên sự giúp đỡ, tư vấn của gia đình, nhà trường... là điều cần thiết. Song sự quyết định cuối cùng đi theo ngả đường tương lai nào là do bản thân mình lựa chọn. Chính các em chứ không ai khác là người làm chủ tương lai của mình.

Thường xuyên xem báo chí hay chuyện trò với học sinh, tôi lại càng hiểu nỗi lòng của những người con khi phải học theo “đam mê của cha mẹ”, “nguyện vọng của cha mẹ” chứ không phải là niềm đam mê của chính mình. Để rồi từ sự nhượng bộ đó, nỗi buồn lại ám ảnh chính bản thân các em khi ngồi trên giảng đường đại học, hay bước vào cuộc sống vì “chiều theo cha mẹ”.

Học kỳ 2 năm học vừa qua, tôi trò chuyện với một cậu sinh viên vừa ra trường nhưng lại trở thành cậu học trò lớp 12.

Tôi hỏi em: “Ra trường rồi sao em không xin đi làm mà lại ôn thi lại?”. Em trả lời: “Ngành em học không phù hợp, bước vào công việc em cũng không thích”. Vậy là em đành bỏ đi bốn năm đại học để quay lại “ngả đường tương lai” mà em đã yêu thích thời còn là học sinh!

Cứ mỗi năm chuẩn bị bước vào năm học mới ở đại học, có biết bao thí sinh với nỗi buồn “học hộ cha mẹ, thi hộ cha mẹ, thực hiện ước mơ, nghề nghiệp hộ cha mẹ”?

Đâu chỉ lỗi của phụ huynh!

Đăng ký vào ngành học nào, nộp đơn vào trường đại học nào luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở qua các mùa thi cử của nhiều thí sinh.

Nhiều ý kiến cho rằng phụ huynh can thiệp quá sâu vào chuyện chọn nghề nghiệp của con, vô tình họ trở thành những ông bố, bà mẹ hà khắc ép con học những chuyên ngành con không hứng thú, làm thui chột ước mơ con trẻ. Nhưng trách phụ huynh một thì phải trách học sinh đến mười! Đồng ý rằng có nhiều trường hợp phụ huynh đã rất “căng” trong việc chọn nghề nghiệp cho con.

Nhiều bậc phụ huynh muốn con học những ngành mà nhờ vào các mối quan hệ bố mẹ có thể dễ bề xin việc cho con, hay để sau này có thể xin vào cơ quan nhà nước cho ổn định.

Xét cho cùng, phụ huynh làm vậy cũng chỉ vì xuất phát từ tình yêu thương con cái. Có bố mẹ nào muốn con vất vả? Đành rằng yêu thương không đúng cách chính là hại con, nhưng chính các học sinh, trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời, mấy ai đủ dũng khí để đấu tranh vì ước mơ của mình.

Liệu có bao nhiêu bạn trẻ dám thừa nhận, ngay cả khi chuẩn bị nộp đơn dự thi còn loay hoay chưa biết mình thích gì. Cũng băn khoăn lo xa học ngành đó sẽ khó xin việc, nhà mình chẳng quen biết ai trong ngành.

Còn những bạn trẻ đã có sẵn ước mơ, tại sao không thuyết phục bố mẹ bạn rằng bạn dám chịu trách nhiệm cho chọn lựa của mình? Đảm bảo rằng mình sẽ không ăn bám gia đình, và bằng mọi cách sẽ kiếm được việc làm tử tế. Hay bạn lo sợ một khi đấu tranh vì ước mơ, bạn sẽ bị gia đình ngăn cấm, không chu cấp tiền học?

Thực tế, người trẻ hiện nay còn quá thụ động, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tình trạng học bài một chiều, không dám phát biểu ý kiến đã làm cho người trẻ quen với sự chấp nhận, tiếp thu không kêu ca, không phản biện.

Để rồi tính thụ động này ăn sâu vào máu khiến bạn trẻ trước cả những quyết định về tương lai cũng đầy băn khoăn, do dự, không có lập trường, dễ xuôi theo thuyết phục của người khác.

Chúng ta vẫn thường phê phán lối giáo dục một chiều của nhà trường, không phát huy tính tự chủ, phản biện của học sinh; hay cách giáo dục của gia đình thiên về bảo bọc các em.

Nhưng chính bản thân người trẻ cũng có thiên hướng chấp nhận, quen hưởng thụ, nhận ưu đãi, lười tìm tòi, sáng tạo. Để rồi câu chuyện chọn ngành học lại làm chúng ta luôn đau đáu, trăn trở mỗi mùa thi.

MINH AN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Ngả đường nào đến tương lai? Flags_1