Trường Thực nghiệm GDPT Tây Ninh


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Trợ giáo

Trợ giáo
Thành viên xuất sắc
Thành viên xuất sắc
(TNO) - Ngày 24.12.2013 Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có công văn do ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng vụ Giáo dục Trung học, gửi báo Thanh Niên phản hồi về việc “đường lưỡi bò” xuất hiện trong phần mềm dạy học.

Bộ Giáo dục - Đào tạo thừa nhận trong phần mềm Earth Explorer có "đường lưỡi bò" và cho biết: Trong sách "Tin học dành cho trung học cơ sở quyển 2" được biên soạn từ năm 2007 có bài "Học địa lý thế giới với phần mềm Earth Explorer", thời lượng 4 tiết học.

Cũng như nhiều phần mềm khác được sử dụng trong sách tin học phổ thông, phiên bản dùng thử và miễn phí của phần mềm Earth Explorer được hướng dẫn sử dụng trong cuốn sách này như là một ví dụ minh họa để học sinh rèn luyện kỹ năng khai thác, sử dụng phần mềm máy tính trong học tập.

Bộ Giáo dục - Đào tạo khẳng định: từ năm 2013, sách "Tin học dành cho trung học cơ sở quyển 2" không còn bài "Học địa lý thế giới với phần mềm Earth Explorer".

Cũng trong ngày 24.12, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có công văn gửi sở Giáo dục - Đào tạo, các trường phổ thông trực thuộc Bộ và trường đại học về vấn đề này.

Bộ Giáo dục - Đào tạo yêu cầu các đơn vị không dạy bài "Học địa lý thế giới với phần mềm Earth Explorer" nếu vẫn sử dụng sách "Tin học dành cho trung học cơ sở quyển 2" cũ.

Công văn này cũng nhấn mạnh đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện ngay yêu cầu trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần thông tin kịp thời về Bộ Giáo dục - Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Trung học) để được hướng dẫn giải quyết.

Trước đó trên trang facebook cá nhân của ông Bùi Việt Hà, Tổng giám đốc Công ty Công nghệ tin học nhà trường School@net (đơn vị cung cấp phần mềm này), có một status (trạng thái) giải thích rõ hơn về vấn đề này. Ông Bùi Việt Hà viết: Câu chuyện này liên quan đến nhóm viết sách giáo khoa tin học cấp THCS (tôi là một trong các tác giả của sách này). Trong chương trình khung tin học có một chủ đề là “sử dụng phần mềm máy tính để ứng dụng học các môn khác”. Một chủ đề chung như vậy nên chúng tôi phải lựa chọn các phần mềm để cho học sinh làm quen.

Theo ông Hà, năm 2007, các phần mềm giáo dục của Việt Nam hầu như không có nên nhóm tác giả đã quyết định chọn một số phần mềm của nước ngoài về toán, học gõ 10 ngón, bản đồ thế giới để học sinh làm quen. Phần mềm bản đồ không thể chọn Google Earth vì thực tế các trường không có internet. Các phần mềm chọn đều phải là miễn phí hoặc bản demo (bản thử nghiệm, dùng thử, không phải bản chính thức - PV), chúng ta không thể mua bản quyền vì không có tiền.

Ông Hà còn giải thích: Thực tế việc đưa phần mềm này vào để các cháu học sinh biết được cách xem, zoom, dịch chuyển bản đồ, phóng to, thu nhỏ, đo khoảng cách giữa 2 điểm trên bản đồ không phải là một bài học địa lý nghiêm chỉnh mà chỉ là dùng phần mềm hỗ trợ học tập, tập xem bản đồ.

Cũng theo ông Hà, đến năm 2012 một số giáo viên đã phát hiện ra điều trên và từ năm nay bài học này đã bị bỏ đi khỏi chương trình. Tuy nhiên sách giáo khoa cũ (sách giáo khoa được xuất bản trước khi giáo viên phản ánh - PV) vẫn còn. “Vì vậy theo tôi việc này không phải là một lỗi quá trầm trọng. Mọi người cùng nên hiểu và giải thích điều này cho những ai còn thắc mắc”, ông Hà viết.

Trợ giáo

Trợ giáo
Thành viên xuất sắc
Thành viên xuất sắc
Phần mềm có “đường lưỡi bò” cài trong trường học xuất xứ từ Trung Quốc
Bộ Giáo dục - Đào tạo yêu cầu dừng ngay phần mềm có "đường lưỡi bò" Tin-ho10Phần mềm Earth Explorer phiên bản 6.0 trên trang chủ website công ty Motherplanet - Ảnh chụp màn hình
(TNO) - Earth Explorer, phần mềm chứa hình ảnh 'đường lưỡi bò' cho học sinh THCS ở Việt Nam học, là sản phẩm của một công ty ở Trung Quốc.

Ngay trong phần mềm Earth Explorer, khi gặp sự cố cần giúp đỡ, học sinh được hướng dẫn liên hệ trực tiếp đơn vị sản xuất phần mềm là trang web motherplanet.com.

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên Online, Motherplanet.com là trang web của Tập đoàn Motherplanet, có trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc, được thành lập từ năm 2002, là đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm bản đồ thế giới, đồ họa 3D.

Các phần mềm khác trong bộ đĩa dành cho học sinh THCS ở Việt Nam hiện nay cũng là sản phẩm của Tập đoàn Motherplanet.

Tại Việt Nam, theo một số giáo viên cho biết thì phần mềm này có thể mua đĩa hoặc download miễn phí trên mạng do Công ty Công nghệ tin học nhà trường giới thiệu.

Trên website của Công ty Công nghệ tin học nhà trường có giới thiệu bộ 3 quyển sách dạy Tin học cho học sinh THCS (các lớp 6, 7, 8) được biên soạn theo Khung chương trình Giáo dục giảng dạy môn Tin học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2004.

Theo giới thiệu của trang web, đây là bộ sách được biên soạn công phu nhất từ trước đến nay dành cho môn Tin học bậc THCS. Trong đó, phần mềm Earth Explorer nằm ở bài 2, quyển thứ 2. Sách giáo khoa dạy kèm với các phần mềm tương ứng.

Không hiểu sao, trong chừng ấy năm, một phần mềm buộc phải sử dụng trong chương trình dạy cùng với sách giáo khoa, được áp dụng rộng rãi ở các trường THCS trên cả nước, nhưng kể cả phía công ty Việt Nam lẫn Bộ GD-ĐT không ai phát hiện ra hình ảnh “đường lưỡi bò” có trong phần mềm!

Thậm chí, khi mà phần mềm có đến 2 phiên bản (3.5 và 5.0) được phát hành cách nhau vài năm nhưng phiên bản sau vẫn in hình “đường lưỡi bò” như phiên bản trước.

Cách đây ít ngày, một bạn đọc tên Tuấn, là giáo viên ở một trường THCS ở Triệu Phong, Quảng Trị, phản ánh đến Báo Thanh Niên: “Tôi là giáo viên dạy môn tin học ở một trường THCS, tôi xin phản ánh với quý báo và nhờ quý báo kiểm tra dùm. Trong chương trình sách giáo khóa tin học lớp 7, phần mềm Học địa lí thể giới với Earth Explorer, khi cho học sinh thực hành xem biên giới các nước thì cái “đường lưỡi bò” hiện ra rất rõ. Tôi đã phải giải thích cho học sinh nhưng thiết nghĩ chúng ta phải có biện pháp không nên để như thế khó chịu lắm. Nhờ quý báo phản ánh dùm!”.

Phượng hồng

Phượng hồng
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ
Đường lưỡi bò trong SGK: Vì sao Bộ Giáo dục im lặng?
Bộ Giáo dục - Đào tạo yêu cầu dừng ngay phần mềm có "đường lưỡi bò" Images18Hình ảnh "đường lưỡi bò" trong phần mềm học tin học lớp 7
ĐVO - Sau khi NXB Giáo dục Việt Nam lên tiếng cho rằng đối với việc một số trường THCS đang sử dụng phần mềm tin học có hình ảnh đường lưỡi bò Bộ GD-ĐT sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm, Bộ GD-ĐT đã từ chối trả lời thêm về vấn đề này.

NXB đổ trách nhiệm cho Bộ GD-ĐT

Trao đổi với phóng viên, ngày 30/12/2013, đại diện phát ngôn của NXB Giáo dục cho biết: "Đối với những vấn đề liên quan đến SGK thì trên Bộ GD-ĐT sẽ trả lời, chúng tôi không có thẩm quyền".

Trước đó, ngày 24/12, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GT-ĐT TP.HCM có chia sẻ với Đất Việt: "Đây là phần mềm nằm trong sách dạy tin học tăng cường của Bộ GD-ĐT, nên các trường cho học theo tài liệu chính thức của Bộ, đến nay chúng tôi vẫn sử dụng tài liệu của Bộ".

Ông giải thích: "Nhà trường không hề mua ở ngoài mà do NXB Giáo dục mua và bán cho các trường trên địa bàn kèm theo sách, cũng như SGK tiếng Anh mua kèm theo đĩa chứ chúng tôi có biết công ty Trung Quốc nào để mua sách đâu".

Thế nhưng, đại diện phát ngôn của NXB Giáo dục phủ nhận: "Phần mềm Earth Expoler là trong SGK, trong SGK hướng dẫn sử dụng phần mềm này, mà nói đến SGK và các tác giả viết sách, nội dung, NXB chúng tôi không trả lời được, vì mọi việc đã được phân quyền, Bộ sẽ trả lời".

Cũng theo cán bộ này thì NXB Giáo dục chỉ chịu trách nhiệm trả lời những thông tin liên quan đến sách tham khảo, vì đây là loại sách NXB chịu trách nhiệm nội dung, còn tất cả các loại sách có tên Bộ GD-ĐT thì thuộc thẩm quyền của Bộ.

Không chỉ có vậy, cán bộ này chỉ rõ: "Quy trình làm SGK có 7 công đoạn, NXB Giáo dục chỉ làm ba công đoạn cuối là biên tập, in và phát hành, nội dung thế nào, tác giả thế nào là do Bộ quyết định, NXB không can thiệp, nên không thể đẩy trách nhiệm sang NXB".

Bộ GD-ĐT im lặng

Để làm rõ thông tin, PV Đất Việt đã nhiều lần liên hệ với ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) để tìm hiểu thêm thông tin về sự việc nhưng không hề nhận được hồi đáp, thay vào đó Bộ lựa chọn sự im lặng.

Ông Chuẩn bày tỏ quan điểm: "Sự việc này chúng tôi đã trả lời bằng văn bản rõ ràng mọi thông tin".

Trước đó, ngày 24/12, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Vũ Đình Chuẩn đã ký công văn số 9202 để xử lý sự việc đường lưỡi bò trong phần mềm dạy học. Nội dung:

Sau khi phát hiện có “đường lưỡi bò” trong phần mềm Earth Explorer, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các nhà trường không dạy học bài này nếu vẫn sử dụng sách cũ. NXBGD Việt Nam đã chỉnh sửa và sách “Tin học dành cho THCS quyển 2” tái bản năm 2013 không còn bài học “Học địa lý thế giới với phần mềm Earth Explorer”.

Cùng ngày, Bộ GD-ĐT cũng gửi công văn đến các Sở GD-ĐT, các cơ sở GD phổ thông trực thuộc Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc trường ĐH về việc không sử dụng phần mềm Earth Explorer trong dạy học tin học.

Trước đó, ông Chuẩn cho biết, cho đến hiện tại, khi phát hiện ra, Bộ GD-ĐT đã gỡ bỏ tài liệu bài đó và thay bằng bài khác, nhưng theo ông Chuẩn, việc thay đổi cần có quy trình, không thể trong một ngày thay đổi được.

Ông Chuẩn cũng cho biết thêm: "Phần mềm này chỉ để tham khảo, miễn phí trên mạng, nên khi phát hiện ra chúng tôi đã xử lý kịp thời".

NXB Giáo dục cho biết đã thực hiện sửa đổi nội dung "Chúng tôi đã sửa đổi sách mới, đã thay đổi nội dung bài học, kể từ những cuốn sách được in cuối năm 2013 đầu năm 2014, in theo nội dung mới. Thay bài học địa lý bằng môn toán học với phần mềm khác".

thaodo

thaodo
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú
Ngày 03/01/2014 Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh đã ban hành Công văn số 08/SGDD0T-GDTrH về việc không sử dụng phần mềm Earth Explorer trong dạy học tin học.

Các bạn có thể tải Công văn số 08/SGDD0T-GDTrH tại đây.

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
Bộ Giáo dục - Đào tạo yêu cầu dừng ngay phần mềm có "đường lưỡi bò" Flags_1